Đầu tư dự án chống ngập nhưng vẫn... ngập: Các chuyên gia nói gì?

VOV.VN -Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý ngập đã được Hà Nội và TP HCM chú trọng. Tuy nhiên, khi mưa lớn thì ngập vẫn hoàn ngập

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý ngập đã được các thành phố Hà Nội và TP HCM chú trọng. Tuy nhiên, ý thức yếu của người dân cùng với quy hoạch hạ tầng không đồng bộ vẫn đang là những thách thức lớn với nỗ lực chống ngập của các thành phố.

Mưa lớn ngày 21/7 khiến nhiều khu vực Hà Nội ngập sâu. Ảnh: Dân trí.

Tại TP HCM, mặc dù một số điểm đen về ngập trước đây đã được xử lý dứt điểm song còn nhiều kênh, rạch trên địa bàn thành phố bị xả rác, lấn chiếm lâu năm không được nạo vét thoát nước luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân thành phố mỗi khi mưa, triều cường như: Huỳnh Tấn Phát, Cây Trâm, Phan Huy Ích, ngã tư Bình Điền…

Lý giải về tình trạng ngập thường xuyên tại một số điểm vừa nêu, theo Trung tâm điều hành chống ngập TP HCM, đỉnh triều nhiều năm gần đây năm sau cao hơn năm trước, trong khi đó hệ thống thoát nước chỉ đáp ứng có hạn.

Tính đến tháng 6/2018, TP HCM vẫn còn 23 tuyến đường ngập do mưa và 5 tuyến ngập do triều, tiến độ ngập có giảm nhưng vẫn còn chậm… Ngân sách TP phải hàng trăm tỷ đồng cho việc thuê “máy bơm thông minh” song hiệu quả chưa tương xứng.

Còn tại thủ đô Hà Nội, theo báo cáo của đại diện Sở Xây dựng thành phố, đến nay, thành phố đã giải quyết triệt để được 3/18 điểm ngập, úng tồn tại nhiều năm.

Dự báo tình hình úng ngập năm 2018, với cường độ mưa trong khoảng từ 50-100 mm trong 2 giờ, tại các tuyến phố chính vẫn tồn tại 15 điểm úng ngập.

Tuy nhiên, không chỉ khu vực phố cũ Hà Nội bị ngập sâu trong nước sau mỗi trận mưa lớn, mà tại các khu đô thị mới, nhất là khu vực phía Tây, Tây Nam thành phố như Nam Từ Liêm, Hà Đông cũng đang gặp thách thức lớn.

Cơn mưa lớn kéo dài từ chiều tối 20 đến sáng 21/7 đã khiến nhiều khu đô thị mới xảy ra ngập úng cục bộ, nước tràn vào nhà nhiều hộ dân. Tại khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco; Khu Thiên Đường Bảo Sơn; Khu Nam An Khánh...., nước ngập tứ bề. Thậm chí tại khu A của khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco nước tràn vào nhà, ngập hết hầm gửi xe ở các dãy nhà liền kề, nhà biệt thự.

Bà Nguyễn Thị Đáp, người dân ở phường Quang Trung, quận Hà Đông cho biết:

"Hiện nay, sau mỗi trận mưa to khoảng 1 tiếng là ở đây nước ngập đến đầu gối. Nhà tôi ở trong kia cao nhất mà còn bị ngập thường xuyên, còn các hộ dân ở đây thì thường xuyên bị ngập, đi lại rất khó khăn".

Để tăng cường tiêu thoát nước, Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội đã vận hành các trạm bơm tối đa công suất.

Ông Bùi Ngọc Uyên, Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết: "Đối với khu vực phía Tây Nam Hà Nội do ảnh hưởng của mực nước cao của sông Nhuệ do mưa lớn những ngày qua, chúng tôi phải tiến hành mở đập Thanh Liệt để đưa nước sông Nhuệ về sông Tô Lịch. Dùng trạm bơm Yên Sở hỗ trợ cho việc tiêu thoát khu vực liên quan đến sông Nhuệ".

Mặc dù các trạm bơm được vận hành tối đa, nhưng theo các chuyên gia đô thị, nguyên nhân gốc rễ phải là bắt nguồn từ lỗ hổng quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị, một khi quy hoạch cốt nền tốt, tạo không gian cho mạng lưới thoát nước thì vấn đề úng ngập của Hà Nội sẽ được giải quyết căn bản.

Việc triển khai dự án, xây dựng chung cư ồ ạt mà bỏ quên hạ tầng xã hội đi kèm là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ ngập úng. Cốt nền tại nhiều khu vực xây dựng sau thường cao hơn nơi xây dựng trước, thậm chí nhiều tuyến đường mới, cốt nền cao hơn nhiều so với nhà dân, gây ngập úng cục bộ. Trong khi đó, dự án thoát nước giai đoạn II mà Hà Nội vừa hoàn tất lại không “với” tới những khu vực này. Việc tiêu thoát nước địa bàn phía Tây, Tây Nam thành phố chủ yếu dựa vào hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.

Hàng loạt khu nhà liền kề, nhà biệt thự ở khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco bị ngập trong nước (Ảnh cư dân khu đô thị chụp).

Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội KTS Việt Nam, lời khuyên cho những người có sự quan tâm tới bất động sản tại những khu đô thị mới là cần có sự tham vấn tốt hơn từ các chuyên gia trước khi đầu tư, mua bán, xây dựng để tránh được những nguy cơ đối mặt với bất cập về hạ tầng.

Ngoài ra, KTS Trần Huy Ánh cho rằng các cơ quan quản lý cũng cần lắng nghe ý kiến cảnh báo của các chuyên gia dưới góc độ khách quan, khoa học để có được những bước đi quy hoạch tốt hơn thời gian tới: "Trong thời gian tới, những ý kiến về mặt khoa học của những người nghiên cứu về thủy lợi, những người đã lên tiếng cảnh báo về ô nhiễm, ngập lụt, bất cập như hiện nay từ cách đây 10 năm cần được công bố để cơ quan quản lý có cái nhìn tổng thể hơn. Còn hiện nay chúng ta đang phát triển đô thị rất nhanh chóng, thành công lớn nhất là phát triển bất động sản trong khi phát triển đô thị còn rất nhiều hạn chế".

Các chuyên gia cũng nhận định, với những điểm úng ngập cục bộ cố hữu, trong khi tại các khu đô thị mới lại thiếu kết nối hạ tầng thoát nước, nếu không có công tác chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu mà chỉ chạy theo khắc phục thì việc xử lý úng ngập vẫn là thách thức lớn đối với Hà Nội, TP HCM trong ngắn hạn./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem xét kỷ luật Giám đốc trung tâm chống ngập TP.HCM
Xem xét kỷ luật Giám đốc trung tâm chống ngập TP.HCM

Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM bị xem xét kỷ luật vì chưa kê khai tài sản là 1 căn nhà và 1 căn hộ.

Xem xét kỷ luật Giám đốc trung tâm chống ngập TP.HCM

Xem xét kỷ luật Giám đốc trung tâm chống ngập TP.HCM

Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM bị xem xét kỷ luật vì chưa kê khai tài sản là 1 căn nhà và 1 căn hộ.

Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng
Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng

VOV.VN - Trận mưa to vào tối qua đã khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội chìm sâu trong nước. Sự việc này cho thấy công tác ứng phó rủi ro của Thủ đô còn hạn chế.

Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng

Hà Nội vẫn yếu kém trong thoát nước và chống ngập úng

VOV.VN - Trận mưa to vào tối qua đã khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội chìm sâu trong nước. Sự việc này cho thấy công tác ứng phó rủi ro của Thủ đô còn hạn chế.

Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô
Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô

VOV.VN - Sông Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc thoát nước, nhất là khi có mưa lớn, góp phần giải cứu úng ngập cho các quận nội, ngoại thành Hà Nội

Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô

Dân lấn chiếm lòng sông Nhuệ, cản trở thoát nước mùa mưa của thủ đô

VOV.VN - Sông Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc thoát nước, nhất là khi có mưa lớn, góp phần giải cứu úng ngập cho các quận nội, ngoại thành Hà Nội

Hình ảnh mới nhất công trình chống ngập 10000 tỷ đồng ở TP.HCM
Hình ảnh mới nhất công trình chống ngập 10000 tỷ đồng ở TP.HCM

VOV.VN - Dự án công trình chống ngập do triều khu vực TP.HCM với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng đang dần hoàn thiện những hạng mục thi công chính.

Hình ảnh mới nhất công trình chống ngập 10000 tỷ đồng ở TP.HCM

Hình ảnh mới nhất công trình chống ngập 10000 tỷ đồng ở TP.HCM

VOV.VN - Dự án công trình chống ngập do triều khu vực TP.HCM với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng đang dần hoàn thiện những hạng mục thi công chính.