ĐBQH: "Phân bón giả đang làm bần cùng hoá người nông dân"

VOV.VN -Với thực trạng bát nháo về phân bón hiện nay, quy trình quản lý phân bón trong Dự thảo Luật trồng trọt nhằm quản lý chặt chẽ về phân bón.

Chiều nay (8/6), Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Trồng trọt. Đa số các đại biểu cho rằng ban hành Luật trồng trọt là cần thiết. Liên quan đến quy trình quản lý phân bón trong Dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, phân bón là vấn đề nhức nhối nhất trong ngành nông nghiệp thời gian qua nên nhiệm vụ của Dự án Luật nhằm giúp quản lý tốt về phân bón, là nhiệm vụ rất nặng nề.

Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, với thực trạng bát nháo về phân bón hiện nay, mặc dù quy trình quản lý phân bón trong Dự thảo Luật hơi rườm rà nhưng vẫn có thể chấp nhận nhằm mục đích quản lý chặt chẽ về phân bón.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương.

Ông Cương cũng dẫn chứng, hiện cả nước có 20.000 loại phân bón trên thị trường và hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón, với công suất 29,5 triệu tấn/năm, dư thừa gấp 3 lần so với nhu cầu sử dụng. Trong khi việc chống nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng chưa mang lại hiệu quả.

“Tôi mong Bộ trưởng dành sự ưu tiên đặc biệt đến lĩnh vực phân bón hiện đang làm thoái hóa hết đất đai, làm bần cùng hóa người nông dân và kéo lùi sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam”.

Theo đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đề nghị chỉnh lý lại Chương 2 của Dự thảo Luật theo hướng, quản lý phân bón nhất thiết phải dựa trên quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.

“Phải coi trọng quản lý điều kiện quy trình sản xuất kỹ thuật, kinh doanh phân bón và các doanh nghiệp được đăng ký chỉ được công nhận lưu hành phân bón khi đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón để quản lý chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng, sản lượng phân bón trên thị trường”- ông Cương nêu quan điểm.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, các quy định về quản lý phân bón trong Dự thảo Luật được tích hợp khá tốt từ Nghị định 108 thay thế Nghị định 202 trước đây. Đại biểu này cũng đề nghị, quy trình quản lý phân bón nên giao cho Chính phủ quy định để tránh phải sửa đổi Luật liên tục khi mà muốn sửa đổi quy trình quản lý phân bón.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cũng cho rằng, trong những năm qua, tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn ra khá nhiều nên cần thiết phải quản lý chặt  hơn. Theo bà Thủy, quản lý phân bón trong Luật Trồng trọt nên tập trung vào quản lý nguyên liệu làm phân bón, chất lượng phân bón, phân bón nhập khẩu và cách thức sử dụng các loại phân bón./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón nhập khẩu
Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón nhập khẩu

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.

Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón nhập khẩu

Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón nhập khẩu

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.

Giúp nông dân phân biệt phân bón giả
Giúp nông dân phân biệt phân bón giả

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong tiêu thụ phân bón do sức mua giảm, nhập khẩu phân bón tăng.

Giúp nông dân phân biệt phân bón giả

Giúp nông dân phân biệt phân bón giả

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong tiêu thụ phân bón do sức mua giảm, nhập khẩu phân bón tăng.

Phạt đến 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón
Phạt đến 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón

VOV.VN -Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với tổ chức là 200 triệu đồng.

Phạt đến 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón

Phạt đến 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón

VOV.VN -Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với tổ chức là 200 triệu đồng.

Phân bón sẽ được áp 5% thuế VAT
Phân bón sẽ được áp 5% thuế VAT

Bộ Tài chính cho biết tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 6 Luật thuế, phân bón sẽ được chuyển sang đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất ưu đãi 5%.

Phân bón sẽ được áp 5% thuế VAT

Phân bón sẽ được áp 5% thuế VAT

Bộ Tài chính cho biết tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 6 Luật thuế, phân bón sẽ được chuyển sang đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất ưu đãi 5%.