Đề án Ngoại ngữ Quốc gia có thay đổi cách dạy – học ngoại ngữ?

VOV.VN -Đề án sẽ đóng góp tích cực làm thay đổi môi trường, quan niệm, cơ chế chính sách và chất lượng dạy - học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng.

CTV VOV.VN phỏng vấn GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT về cách dạy và học ngoại ngữ hiện nay, cũng như triển vọng của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia.

PV: Thưa GS, để nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ, người ta hay nói đến môi trường ngoại ngữ như là một công cụ, một điều kiện quan trọng. GS có nhận xét gì về môi trường ngoại ngữ của chúng ta hiện nay?

GS. Trần Văn Nhung: Đúng là môi trường để học ngoại ngữ rất cần thiết và quan trọng. Bởi vì mọi sự phát triển, nói riêng là việc dạy và học, việc nâng cao trình độ, năng lực gắn rất chặt với môi trường theo nghĩa rộng. Riêng với tiếng Anh và ngoại ngữ, tôi thấy ở trường, học viện nào mà tạo được môi trường ngoại ngữ tự nhiên thì việc học sẽ nhanh hơn, thực chất và hiệu quả.

 

GS Trần Văn Nhung

Môi trường ở đây theo nghĩa rộng tức là mình học ngoại ngữ nhưng phải gắn với chuyên môn, gắn với đời sống. Không chỉ có khoa học tự nhiên, mà kể cả khoa học xã hội- nhân văn, nếu sớm dùng được ngôn ngữ quốc tế và tiếng Anh thì nó sẽ mở rộng tầm nhìn của mình.

Hiện nay, chúng ta có nhiều điển hình tốt. Có nhiều trường thực hiện một số bài giảng bằng tiếng Anh, học sinh sinh viên được thảo luận bằng tiếng Anh, tiếp cận với chuyên gia nước ngoài, Việt kiều nói tiếng Anh, tổ chức cho học sinh phổ thông đi trại hè hoặc đi giao tiếp quốc tế… Tôi biết có những trường mầm non, tiểu học thực hiện mô hình song ngữ, tạo điều kiện cho học sinh làm quen và học tiếng Anh một cách tự nhiên. Có trường đưa ra sáng kiến như biển báo giao thông viết bằng tiếng Anh, hướng dẫn mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi người vào đó là nói tiếng Anh như là vào một môi trường quốc tế. Các phương tiện truyền thông, các kênh truyền hình quốc tế được mở ra, có những kênh suốt ngày phát tiếng Anh, rất thuận lợi cho việc học ngoại ngữ…           

PV: Dường như những cố gắng này vẫn chưa đủ để tạo ra một phong trào học tập ngoại ngữ có sức lôi cuốn phải không, thưa GS?  

GS Trần Văn Nhung: So với một số nước trong khu vực, trí tuệ học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá tốt. Nhưng quả thật, ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng thì chưa mạnh, chưa xứng đáng với trí tuệ và khả năng của mình. Trong khi đó, khả năng phát âm và ngữ pháp tiếng Anh của chúng ta thuận lợi so với nhiều quốc gia khác. Đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ. Về tổng thể, có tính chất hệ thống về dạy và học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, chúng ta phải tiếp tục bàn, phải cố gắng rất nhiều để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đưa nước ta thoát khỏi vùng trũng của khu vực ASEAN về tiếng Anh.

PV: Tự học được xem là chìa khóa của thành công trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngoại ngữ. Theo GS, làm thế nào để tạo ra động lực tự học cho người học ngoại ngữ?  

GS. Trần Văn Nhung: Tôi rất tâm đắc với câu nói của William A. Warrd: "Người thầy trung bình - chỉ biết nói, người thầy giỏi - biết giải thích, người thầy xuất chúng - biết minh họa, người thầy vĩ đại - biết cách truyền cảm hứng". Như vậy, sứ mệnh của giáo dục và người thầy vô cùng quan trọng. Thầy cô, cha mẹ, xã hội truyền cho đứa bé, cho thanh niên, học sinh và sinh viên niềm đam mê.

Tôi nói thế nghĩa là toàn bộ việc dạy của thầy cô ở nhà trường, sự rèn dũa của bố mẹ, sự nâng đỡ của xã hội là sự khởi đầu rất quan trọng, tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho người học. Tuy nhiên, nếu thiếu sự say mê bản năng của cá nhân người học, thì kết quả cũng sẽ rất hạn chế. Bởi vì khi đã có niềm say mê, thì việc học được chuyển thành tự học. Trong lĩnh vực ngoại ngữ cũng thế, để trở thành người nắm chắc được công cụ, giỏi ngoại ngữ, có thể sử dụng có hiệu quả trong công việc và trong cuộc sống, thì bản thân phải người học phải có niềm say mê, có phương pháp học hiệu quả.

Người ta nói gia đình, nhà trường, xã hội là 3 cạnh của tam giác giáo dục, tạo ra con người, một công dân tương lai. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng theo tôi là chưa đủ. Những yếu tố quan trọng tạo ra một công dân tương lai không chỉ có tam giác, mà phải là một tứ diện - tứ diện giáo dục. Cái đỉnh thứ tư chính là đỉnh tự học. Thực tế cho thấy, trong cùng một gia đình, cùng một môi trường giáo dục nhà trường và xã hội, nhưng hai anh em ruột lại có sự trưởng thành không giống nhau, thậm chí rất khác nhau là bởi cái khả năng tự thẩm thấu, tự học, tự tu dưỡng, tự hoàn thiện của mỗi người là khác nhau.

PV: Trong một bài viết có tính nghiên cứu khá sâu sắc để lý giải “Hội nhập quốc tế là giải pháp quan trọng nhất để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, GS đã dành thời lượng đáng kể nói về tấm gương tự học của Bác Hồ, nhất là khả năng tự học ngoại ngữ của Người? Vậy thông điệp GS muốn gửi gắm là gì? 

GS. Trần Văn Nhung: Đây là một bài viết mà tôi đã dành nhiều tâm huyết, nghiên cứu nhiều bài học giáo dục của các nước, suy ngẫm về các triết lý, quan điểm giáo dục cả trong nước và nước ngoài. Khi nhấn mạnh tầm quan của hội nhập quốc tế, tôi đã dựa vào cái hồn của câu thơ rất hay của Cao Bá Quát “kho trời chung, mà vô tận của mình riêng”. Đặc biệt, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục ý chí tự học, trong đó có học ngoại ngữ và khả năng sử dụng ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là một tấm gương sáng về tinh thần tự học, học suốt đời.

 

(Ảnh minh họa)

Báo cáo của Hội đồng Delors lên UNESCO năm 1996, ngoài việc khuyến nghị  bốn trụ cột giáo dục của toàn thế giới trong thế kỷ XXI, còn đề cập đến khái niệm “Học suốt đời”. Có thể nói cuộc đời và hoạt động của nhà giáo Nguyễn Tất Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một ví dụ sinh động, minh hoạ khái niệm học suốt đời. Nghiên cứu tấm gương tự học Hồ Chí Minh cũng là để nhắc nhở, chia sẻ với thế hệ hôm nay, nhất là học sinh sinh viên về trách nhiệm, về giá trị và tầm quan trọng của tự học.

PVL: Nhiều người lo ngại, thậm chí hoài nghi về tính khả thi cũng như hiệu quả của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, ý kiến của GS như thế nào?

GS Trần Văn Nhung: Trong bối cảnh dạy-học và sử dụng ngoại ngữ có nhiều bất cập như hiện nay thì nhiệm vụ đặt ra cho Đề án NNQG 2020 là rất lớn. Với tính chất đặc thù của Đề án thực hiện bằng kinh phí mục tiêu quốc gia, quy mô lớn, thời gian dài, khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những khó khăn nhất cũng đã được tháo gỡ.

Hiện nay Đề án đang đi những bước đi đầu tiên, tuy chậm theo tiến độ nhưng khá tích cực với nhiều hoạt động thiết thực như: tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên, giảng viên theo khung năng lực ngoại ngữ quốc gia; phát triển và ứng dụng các nguồn học liệu; xúc tiến xây dựng Trung tâm kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia; xây dựng các đơn vị điển hình về đổi mới dạy-học ngoại ngữ…

Đặc biệt, tôi thấy rất mừng khi thấy đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận rất quan tâm, tạo điều kiện, thúc đẩy việc dạy và học tiếng Anh và triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Tôi tin Đề án sẽ đóng góp tích cực làm thay đổi môi trường, quan niệm, cơ chế chính sách và chất lượng dạy- học, cũng như thực hành, sử dụng ngoại ngữ trong khoa học, làm ăn, giao tiếp trong xã hội năng động và không ngừng phát triển hiện nay.

PV: Xin trân trọng cảm ơn GS!./.   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học

VOV.VN -Kết thúc môn Ngữ văn, học sinh đều phấn khởi vì các câu hỏi đều nằm trong chương trình lớp 9.

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học

VOV.VN -Kết thúc môn Ngữ văn, học sinh đều phấn khởi vì các câu hỏi đều nằm trong chương trình lớp 9.

Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao
Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

VOV.VN -Khuất phía sau ngôi trường là những căn phòng làm bằng tre nứa đắp đất, lợp mái xiêu vẹo, những cánh cửa làm bằng gỗ đóng thô sơ.

Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

VOV.VN -Khuất phía sau ngôi trường là những căn phòng làm bằng tre nứa đắp đất, lợp mái xiêu vẹo, những cánh cửa làm bằng gỗ đóng thô sơ.

Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác
Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác

VOV.VN -Phương thức tuyển sinh năm nay của các trường tuyển sinh riêng bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác

Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác

VOV.VN -Phương thức tuyển sinh năm nay của các trường tuyển sinh riêng bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Hơn 70.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 THPT
Hơn 70.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 THPT

VOV.VN -Hà Nội đã thành lập 150 hội đồng coi thi với 2.970 phòng thi.

Hơn 70.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 THPT

Hơn 70.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 THPT

VOV.VN -Hà Nội đã thành lập 150 hội đồng coi thi với 2.970 phòng thi.