Để bạo lực học đường không còn là nỗi lo của toàn xã hội

VOV.VN - Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một học sinh bị đánh, đe dọa, đặc biệt là hành vi làm nhục rất phản cảm. Vụ việc có các bạn đứng xem rồi quay clip nhưng không ai dám vào can ngăn. Trong clip này, một học sinh nữ liên tục dùng tay đánh vào mặt nữ học sinh đứng đối diện. Nạn nhân chỉ biết chịu trận, không có hành vi phản kháng. Sau đó, nữ sinh kia đã bắt bạn chui qua 2 chân mình, nắm tóc, bắt quỳ, kéo lê bạn trên bãi đất đá, dùng lời khó nghe đe dọa. Vụ việc được xác định xảy ra trên địa bàn xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Một vụ việc khác, ngày 7/2 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang có báo cáo nội dung vụ việc một học sinh lớp 6A1, Trường THPT Cây Dương, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp đánh bạn cùng lớp. Ngoài hành vi đánh bạn thì học sinh này còn xúc phạm nhân phẩm giáo viên của nhà trường trong giờ học Thể dục. Ngoài ra, em này cũng nhiều lần vi phạm nội quy nhà trường như: không mặc đồng phục, đi học muộn.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip nữ sinh đánh bạn trong phòng học. Nhiều người phẫn nộ vì học sinh đó liên tục dùng tay đánh vào đầu, mặt của bạn, kèm theo nhiều lời lẽ thô tục, chửi thề…

Theo ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&Xã hội), tình trạng bạo lực học đường tồn tại từ nhiều năm nay, đây là bài toán khó cho ngành giáo dục. Bởi học sinh ở lứa tuổi mới lớn, có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý nên dễ bị kích động trước một sự việc nào đó nếu diễn ra không theo ý muốn.

Ông An cho rằng, để giải quyết tình trạng bạo lực học đường thì ít nhất phải thực hiện các đề xuất tư vấn tâm lý học đường, giải quyết được các bức xúc có ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần của trẻ em. Chỉ khi giải quyết được vấn đề này thì mới có thể giảm thiểu được bạo lực học đường. 

“Gốc gác của tình trạng bạo lực học đường là gia đình không có thời gian quan tâm đến con trẻ, không có đủ trình độ, kỹ năng, kiến thức để quan tâm, hỗ trợ con về vấn đề bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng, cùng với đó là các vấn đề về đạo đức, kỹ năng sống.  Nếu một gia đình có sự giáo dục căn bản, nề nếp, có cả đạo đức, kỹ năng sống thì em bé đó sau này sẽ trở thành người lớn, sẽ xử lý một cách có tình, có lý và sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Ngược lại, nếu sống trong một gia đình thiếu đi sự giáo dục, giáo dục gia đình, giáo dục về sức khỏe tâm trí thì em bé sẽ không có đủ sự bình tĩnh, đủ kỹ năng để xử lý mọi việc, khi đó vấn đề bạo lực xảy ra là tất yếu”, ông Nguyễn Trọng An cho hay.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường-Văn phòng luật sư Chính Pháp, bạo lực học đường thường xảy ra giữa học sinh, sinh viên với nhau; Bạo lực giữa học sinh, sinh viên với người làm công tác giáo dục, có thể là bảo vệ, có thể là cán bộ nhà trường, giảng viên, giáo viên. Bạo lực xuất phát từ mâu thuẫn, có thể mâu thuẫn trong hoạt đông giáo dục, mâu thuẫn từ việc dạy và học, mâu thuẫn từ việc thực hiện nội quy, quy chế, mâu thuẫn từ việc quan điểm về lối sống, về quan điểm xã hội…

Mâu thuẫn là do quan điểm, quan niệm khác nhau, mâu thuẫn về lợi ích, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ, thực hiện hoặc không thực hiện, tuân thủ và không tuân thủ. Khi mâu thuẫn không kiềm chế được, không kiểm soát được, không lựa chọn hành vi hợp pháp để giải quyết mà giải quyết bằng bạo lực thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Nổi lên nhất của bạo lực học đường là học sinh đánh nhau, học sinh bị giáo viên đánh, dẫn đến thiếu kiềm chế cảm xúc, từ đó có những hành động nóng nảy bùng phát.

“Để giải quyết hậu quả của bạo lực học đường, để giảm thiểu những vụ học sinh đánh nhau thì phải tăng cường giáo dục, duy trì kỷ luật để học sinh nhận thức được là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Khi có mâu thuẫn thì sẽ giải quyết bằng các quy định của pháp luật hoặc giáo viên sẽ đứng ra giải quyết chứ không thể tự xử bằng bạo lực”, ông Đặng Văn Cường cho hay.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, để giúp cải thiện an toàn môi trường học đường thì cần có biện pháp răn đe nghiêm khắc; cần có văn bản xử lý kỷ luật thật rõ ràng với những học sinh có hành vi lệch chuẩn. Trường hợp cần thiết có thể cho thôi học tạm thời, thôi học vĩnh viễn hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của pháp luật. Cùng với đó, muốn ngăn chặn được tình trạng bạo lực học đường hiệu quả thì cần có sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Đối với học sinh, cần tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo; Chấp hành tốt nội quy trường lớp; Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực; Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục, cần tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường; Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực; Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh.

Đối với giáo viên, thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống; Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.

Trong gia đình, bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái; Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạo lực học đường ở Lâm Đồng có chiều hướng gia tăng
Bạo lực học đường ở Lâm Đồng có chiều hướng gia tăng

VOV.VN - Gần đây, tỉnh Lâm Đồng xảy ra 5 vụ bạo lực học đường gây bức xúc xã hội. UBND tỉnh Lâm Đồng nhận định nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng và khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường các giải pháp để chấn chỉnh.

Bạo lực học đường ở Lâm Đồng có chiều hướng gia tăng

Bạo lực học đường ở Lâm Đồng có chiều hướng gia tăng

VOV.VN - Gần đây, tỉnh Lâm Đồng xảy ra 5 vụ bạo lực học đường gây bức xúc xã hội. UBND tỉnh Lâm Đồng nhận định nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng và khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường các giải pháp để chấn chỉnh.

Chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường ở Đắk Lắk
Chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường ở Đắk Lắk

VOV.VN - Trước tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng và tính chất phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các trường học tăng cường quản lý học học sinh, chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường, đảm bảo an toàn, an ninh trường học.

Chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường ở Đắk Lắk

Chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường ở Đắk Lắk

VOV.VN - Trước tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng và tính chất phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các trường học tăng cường quản lý học học sinh, chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường, đảm bảo an toàn, an ninh trường học.

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?
Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?

VOV.VN - Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn đề khó giải quyết, gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh?

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?

VOV.VN - Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn đề khó giải quyết, gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh?