Để giáo viên vùng cao Lào Cai yên tâm công tác

VOV.VN - Để giáo viên vùng cao yên tâm công tác là bài toán đang cần tìm lời giải của chính quyền, của ngành giáo dục địa phương bên cạnh những câu chuyện đời thực đầy trăn trở.

 

Nộp đơn xin thôi việc sau 14 năm gắn bó với giáo dục ở một trong những địa bàn vùng cao khó khăn của tỉnh Lào Cai. Đây là quyết định đầy gian nan của thầy Trần Trung Đại, giáo viên Trường PTDT bán trú THCS Nậm Chày, huyện Văn Bàn, trước áp lực cơm, áo, gạo tiền hậu Covid-19. Nhưng cuối cùng những lời động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp, cùng sự thôi thúc của bản thân với nghề đã kéo thầy Đại quay trở lại.

“Bản thân tôi rất trăn trở, tiếp tục ở lại trường tôi cũng phải rất cố gắng để sắp xếp công việc của mình cho tốt, cũng như lo cho cuộc sống của gia đình mình ổn định để yên tâm công tác”, thầy Đại bày tỏ.

Thực tế, không nhiều giáo viên có thể đủ mạnh mẽ để tiếp tục theo đuổi như thầy Đại. Như trường hợp cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, nguyên giáo viên Trường Tiểu học Lương Sơn, huyện Bảo Yên, gần 20 năm từ Yên Bái lên Lào Cai công tác, mỗi 1 - 2 tuần phải vượt hàng trăm cây số mới được gặp mặt chồng con là những trở ngại khó có thể vượt qua.

“Một phần cũng vì hoàn cảnh gia đình, cha già, mẹ yếu, con thì nhỏ, nhà lại ở xa; thứ hai là mình lại đi làm khác tỉnh, xin chuyển rất khó khăn nên mình quyết định nghỉ về nhà tính phương án khác”, cô giáo Hiền cho hay.

Theo ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, thị xã Sa Pa, một bộ phận không nhỏ giáo viên của Sa Pa đến từ các địa phương khác. Chính vì thế, yếu tố gia đình, cộng với tác động của sức ép của tinh giản biên chế, yêu cầu khả năng đáp ứng với sự nghiệp đổi mới giáo dục ngày một cao, sự thay đổi trong chính sách đãi ngộ dễ khiến nhiều trường hợp không thể tiếp tục gắn bó.

“Giai đoạn này tôi đã ký tờ trình cho khoảng 15 giáo viên có bằng đại học, thạc sĩ xin thôi việc, toàn những môn chủ chốt như văn, toán... Nguyên nhân thứ nhất là họ ở vùng ra khỏi 135 nên lương rất thấp; thứ hai là hiện nay các tỉnh đều thiếu giáo viên, họ ở dưới xuôi, họ về thi công chức sau đó xin thôi việc trên này”, ông Chinh nói.

Thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai, kể từ năm 2000 đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có gần 300 viên chức giáo dục xin thôi việc thì riêng trong năm 2022 có trên 160 trường hợp.

Yếu tố tác động trực tiếp khiến giáo viên ồ ạt xin thôi việc giai đoạn này là chế độ đãi ngộ. Theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2021, toàn tỉnh Lào Cai có trên 100 trường ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của trên 2.700 cán bộ, giáo viên được hưởng chế độ vùng theo Nghị định số 76 của Chính phủ; có trường hợp thu nhập bị tụt giảm tới 4 – 5 triệu đồng/tháng.

Theo ông Ngô Hữu Tuyên, Phó Giám đốc Sở này, khó khăn càng chồng chất hơn khi đợt mở tuyển 500 biên chế giáo viên trước thềm năm học mới vừa qua cũng chỉ tiếp nhận được gần một nửa vị trí.

Trong khi các nhà trường buộc phải linh hoạt nhằm bố trí con người đáp ứng kế hoạch giảng dạy, ngành chức năng Lào Cai đã tham mưu cho UBND tỉnh phương án bổ sung thêm trên 200 biên chế căn cứ Quyết định giao chỉ tiêu của Bộ Chính trị; cộng với mở tuyển bổ sung số giáo viên còn lại trong 500 trường hợp chưa tuyển dụng được trong đợt 1.

“Ngoài hai nội dung đó ra thì tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo ngành giáo dục cũng như tất cả các địa phương thiếu giáo viên đến đâu thì chúng ta thực hiện hợp đồng trong năm học đến đó, tuyệt đối không để tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp ở tất cả các ngành học, cấp học”, ông Tuyên nói.

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, ngoài quan tâm, động viên kịp thời bằng nhiều hình thức để đội ngũ, giáo viên trong toàn ngành tiếp tục cố gắng, ngành cũng tích cực tham mưu về vấn đề chính sách để những người gắn bó với nghề giáo không bị thiệt thòi.

“Chúng tôi thứ nhất là coi trọng công tác tư tưởng. Thứ hai là kiến nghị với Chính phủ tiếp tục thực hiện hưởng phụ cấp 0,7 theo Thông tư liên tịch Số 11 năm 2005, thực hiện chế độ chính sách theo Nghị định 76 thêm 3 năm nữa đối với cán bộ, giáo viên, viên chức công tác tại những xã đã hoàn thành nông thôn mới từ vùng 2, vùng 3 chuyển sang khu vực 1”, ông Dũng cho hay.

Thực tế cho thấy, để giáo viên vùng cao yên tâm công tác cần đảm bảo rất nhiều yếu tố, từ khâu quy hoạch trường lớp, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, công tác tư tưởng, đặc biệt là chính sách đãi ngộ cần phải được quan tâm đồng bộ, dài hạn, mới thực sự tạo ra “thỏi nam châm” bền vững, có sức hút mạnh mẽ để có thể giữ chân những người gieo chữ trên non./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau dịch Covid-19, nhiều giáo viên mầm non tư thục vẫn chật vật bám nghề
Sau dịch Covid-19, nhiều giáo viên mầm non tư thục vẫn chật vật bám nghề

VOV.VN - Dịch Covid-19 đã được khống chế, sau gần 1 năm đi làm trở lại, cuộc sống của nhiều giáo viên mầm non tư thục vẫn chật vật. Nhưng vì yêu nghề nên họ vẫn nỗ lực bám trụ và hoàn thành tốt công việc.

Sau dịch Covid-19, nhiều giáo viên mầm non tư thục vẫn chật vật bám nghề

Sau dịch Covid-19, nhiều giáo viên mầm non tư thục vẫn chật vật bám nghề

VOV.VN - Dịch Covid-19 đã được khống chế, sau gần 1 năm đi làm trở lại, cuộc sống của nhiều giáo viên mầm non tư thục vẫn chật vật. Nhưng vì yêu nghề nên họ vẫn nỗ lực bám trụ và hoàn thành tốt công việc.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, lương giáo viên tiểu học cao nhất là bao nhiêu?
Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, lương giáo viên tiểu học cao nhất là bao nhiêu?

VOV.VN - Lương giáo viên tiểu học gồm 3 hạng I, II, III (tương đương viên chức A2.1, A2.2 và A1). Hệ số lương cao nhất sẽ là 6,78, tương đương 12.204.000 đồng khi lương cơ sở tăng ở mức 1,8 triệu đồng.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, lương giáo viên tiểu học cao nhất là bao nhiêu?

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, lương giáo viên tiểu học cao nhất là bao nhiêu?

VOV.VN - Lương giáo viên tiểu học gồm 3 hạng I, II, III (tương đương viên chức A2.1, A2.2 và A1). Hệ số lương cao nhất sẽ là 6,78, tương đương 12.204.000 đồng khi lương cơ sở tăng ở mức 1,8 triệu đồng.

Giáo viên bỏ việc: Người thầy chỉ dạy tốt khi họ hạnh phúc và được tôn trọng
Giáo viên bỏ việc: Người thầy chỉ dạy tốt khi họ hạnh phúc và được tôn trọng

VOV.VN - Người thầy chỉ dạy tốt khi họ cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại, nếu giáo viên lúc nào cũng quẩn quanh với đồng lương eo hẹp, chịu nhiều áp lực vô hình và không cảm thấy hạnh phúc thì rất khó trở thành nhà giáo dục, có thể gây ảnh hưởng tới học sinh.

Giáo viên bỏ việc: Người thầy chỉ dạy tốt khi họ hạnh phúc và được tôn trọng

Giáo viên bỏ việc: Người thầy chỉ dạy tốt khi họ hạnh phúc và được tôn trọng

VOV.VN - Người thầy chỉ dạy tốt khi họ cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại, nếu giáo viên lúc nào cũng quẩn quanh với đồng lương eo hẹp, chịu nhiều áp lực vô hình và không cảm thấy hạnh phúc thì rất khó trở thành nhà giáo dục, có thể gây ảnh hưởng tới học sinh.