Đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

VOV.VN - Đa số ý kiến của các ĐBQH đề nghị nên giữ nguyên tên gọi là “Luật Bảo vệ và Phát triển rừng”, một số ý kiến nghị  đổi tên thành “Luật Lâm nghiệp".

Chiều 6/6, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng.

Qua 12 năm thực hiện, mặc dù đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng đến nay Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong ngăn chặn tình trạng phá rừng, suy giảm rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng còn diễn ra phức tạp; sản xuất lâm nghiệp bị chia cắt thành các giai đoạn riêng lẻ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; công nghiệp chế biến lâm sản chủ yếu nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, giá trị gia tăng thấp; đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế của cả nước rất thấp, thu nhập của người làm nghề rừng thấp... Do đó, việc ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) là cần thiết.

Dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) có 12 chương, 97 điều, so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, bổ sung 4 chương mới: Chế biến, thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế trong lâm nghiệp; giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Dự thảo Luật kế thừa 8 điều; sửa đổi 60 điều; bổ sung mới: 29 điều; bỏ: 19 điều.

Người dân tham gia trồng rừng ở miền núi phía Bắc.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, việc sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 là rất cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và phát triển ngành lâm nghiệp bền vững; thể chế hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu tài nguyên thiên nhiên, đường lối chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội liên quan bảo vệ và phát triển rừng.

Về tên gọi của Luật, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét đổi tên Dự án Luật thành “Luật Lâm nghiệp”. Tại Phiên họp thẩm tra Dự án Luật của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường có 2 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất, với đa số ý kiến của các vị ĐBQH đề nghị nên giữ nguyên tên gọi là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Bởi tên gọi này đã gắn bó, gần gũi với Nhân dân từ khi có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991, đồng thời nhấn mạnh được yêu cầu thời sự cấp bách hiện nay là phải bảo vệ, phát triển rừng bền vững; thống nhất với chỉ đạo tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Loại ý kiến thứ hai, một số ý kiến ĐBQH tán thành với đề nghị đổi tên như Tờ trình của Chính phủ; nhưng vẫn lưu ý đề nghị việc đổi tên luật cần phải cân nhắc kỹ và thận trọng.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, mặc dù phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật thể hiện rộng hơn Luật hiện hành. Nhưng, với phạm vi điều chỉnh và toàn bộ nội dung, kết cấu của Dự thảo Luật thì việc giữ nguyên tên gọi của Dự án Luật là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng như Nghị quyết số 22/2016/QH14 của Quốc hội đã nêu là phù hợp.

Do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp thu để cụ thể hơn về tiêu chí, điều kiện, trình tự thủ tục, thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng; cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong việc “Không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định)” ./.

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Khóa XI ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 và thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Qua 12 năm thực hiện, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo mục tiêu quản lý chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp nhân dân, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia; kinh tế lâm nghiệp từ chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng mới, gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với phát huy vai trò môi trường sinh thái, quốc phòng an ninh và an sinh xã hội. Nhờ đó, diện tích rừng từ 12,306 triệu ha với độ che phủ rừng 37% năm 2004 tăng lên đến năm 2015 diện tích rừng là 14,061 triệu ha với độ che phủ rừng 40,84%; sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đạt khoảng 17 triệu m3, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 7,1 tỷ USD.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh kiểm tra phản ánh việc chặt phá rừng
Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh kiểm tra phản ánh việc chặt phá rừng

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu 3 địa phương Đắk Lắk, Quảng Trị, Quảng Bình kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh về việc chặt phá rừng.

Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh kiểm tra phản ánh việc chặt phá rừng

Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh kiểm tra phản ánh việc chặt phá rừng

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu 3 địa phương Đắk Lắk, Quảng Trị, Quảng Bình kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh về việc chặt phá rừng.

Vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, tàng trữ lâm sản trái phép
Vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, tàng trữ lâm sản trái phép

VOV.VN -Hiện vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ.

Vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, tàng trữ lâm sản trái phép

Vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, tàng trữ lâm sản trái phép

VOV.VN -Hiện vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ.

Điện Biên tập trung giải quyết nạn phá rừng và di cư tự do ở Mường Nhé
Điện Biên tập trung giải quyết nạn phá rừng và di cư tự do ở Mường Nhé

VOV.VN - Điện Biên đặt mục tiêu  không để phá rừng, không di cư tự do, ngăn chặn âm mưu diễn biến hòa bình và đảm bảo ổn định tình hình ở Mường Nhé. 

Điện Biên tập trung giải quyết nạn phá rừng và di cư tự do ở Mường Nhé

Điện Biên tập trung giải quyết nạn phá rừng và di cư tự do ở Mường Nhé

VOV.VN - Điện Biên đặt mục tiêu  không để phá rừng, không di cư tự do, ngăn chặn âm mưu diễn biến hòa bình và đảm bảo ổn định tình hình ở Mường Nhé. 

Phú Yên bác thông tin phá rừng phòng hộ để kịp tổ chức thi Hoa hậu
Phú Yên bác thông tin phá rừng phòng hộ để kịp tổ chức thi Hoa hậu

VOV.VN - Việc một số bài báo cho rằng tỉnh Phú Yên phá rừng phòng hộ làm dự án du lịch vì muốn kịp thi Hoa hậu là không đúng.

Phú Yên bác thông tin phá rừng phòng hộ để kịp tổ chức thi Hoa hậu

Phú Yên bác thông tin phá rừng phòng hộ để kịp tổ chức thi Hoa hậu

VOV.VN - Việc một số bài báo cho rằng tỉnh Phú Yên phá rừng phòng hộ làm dự án du lịch vì muốn kịp thi Hoa hậu là không đúng.

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vụ phá rừng phòng hộ
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vụ phá rừng phòng hộ

VOV.VN - UBND tỉnh Phú Yên tổ chức kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân và tổ chức có liên quan.

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vụ phá rừng phòng hộ

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vụ phá rừng phòng hộ

VOV.VN - UBND tỉnh Phú Yên tổ chức kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân và tổ chức có liên quan.

Chỉ đạo khởi tố vụ án chặt phá rừng ở biên giới Gia Lai
Chỉ đạo khởi tố vụ án chặt phá rừng ở biên giới Gia Lai

VOV.VN - UBND huyện Ia Grai (Gia Rai) vừa có văn bản chỉ đạo Hạt Kiểm lâm khởi tố hình sự vụ án chặt phá rừng xảy ra trên địa ban xã Ia Chía rạng sáng 19/3

Chỉ đạo khởi tố vụ án chặt phá rừng ở biên giới Gia Lai

Chỉ đạo khởi tố vụ án chặt phá rừng ở biên giới Gia Lai

VOV.VN - UBND huyện Ia Grai (Gia Rai) vừa có văn bản chỉ đạo Hạt Kiểm lâm khởi tố hình sự vụ án chặt phá rừng xảy ra trên địa ban xã Ia Chía rạng sáng 19/3

Thanh tra Chính phủ kiểm tra tình trạng phá rừng ở Phú Yên
Thanh tra Chính phủ kiểm tra tình trạng phá rừng ở Phú Yên

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu làm rõ hơn 100 héc-ta rừng phòng hộ ven biển ở Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort...

Thanh tra Chính phủ kiểm tra tình trạng phá rừng ở Phú Yên

Thanh tra Chính phủ kiểm tra tình trạng phá rừng ở Phú Yên

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu làm rõ hơn 100 héc-ta rừng phòng hộ ven biển ở Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort...

Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh phá rừng phòng hộ tại Phú Yên
Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh phá rừng phòng hộ tại Phú Yên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh về phá rừng ở Phú Yên.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh phá rừng phòng hộ tại Phú Yên

Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh phá rừng phòng hộ tại Phú Yên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh về phá rừng ở Phú Yên.