Đê sụt lún vào mùa hạn ở Cà Mau, người dân lo sang mùa mưa bão

VOV.VN -Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở, sụt lún đất gây thiệt hại lớn, uy hiếp đời sống của nhiều hộ dân.

Mới đây, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây lại bị sụt lún nghiêm trọng. Đáng nói, vào mùa mưa bão năm ngoái, triều cường dâng cao kèm theo sóng lớn đã làm sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ gây vỡ tuyến đê này nên hiện người dân rất lo lắng.

Tuyến đường đê biển Tây cảu tỉnh Cà Mau bị sụt lún nghiêm trọng.

Lo mùa mưa bão đến

Ghi nhận của phóng viên VOV, tại vị trí sụt lún đường phòng hộ đê biển Tây (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), có khoảng 100 mét đường bị sụt lún nghiêm trọng, toàn bộ phần mặt đường 5,5m và lề đường mỗi bên khoảng 1m bị lún hoàn toàn xuống sâu khoảng 2m. Vị trí sụt lún đường phòng hộ đê biển Tây nêu trên nằm trong đoạn Đá Bạc – Kênh Mới, với chiều dài hơn 4km, có giá trị hơn 40 tỷ đồng.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cà Mau nhìn nhận, đoạn đường sụt lún hiện hữu có nguy cơ sụt lún nối tiếp. UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân để khẩn trương khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn cho vùng ngọt hóa.

Người dân lo lắng và mong muốn khắc phục sơm để đảm bảo an toàn cho vùng ngọt.

“Chúng tôi hoàn thành tuyến đê biển này trong năm 2019, vừa qua đi kiểm tra thì tuyến đê vẫn an toàn. Tuy nhiên, mùa khô hạn năm nay khắc nghiệt quá gây ra sụt lún cục bộ. Tại hiện trường có thể thấy, kênh bên trong quá khô, không còn lượng nước để phản áp lại, có thể bên dưới đê có túi bùn nên khi bị lún bùn tràn lên dưới lòng kênh”, ông Tô Quốc Nam nói.

Còn ông Huỳnh Văn Khởi, người dân ở gần điểm sụt lún cho biết: bà con trong đê phòng hộ biển Tây làm lúa, vì vậy, đê biển có vai trò rất lớn trong việc giữ ngọt, bảo đảm sản xuất. Hiện tuyến đường bị sụt lún nghiêm trọng thì không những giao thông bị chia cắt hoàn toàn mà khi mùa mưa bão đến vùng canh tác lúa bên trong sẽ lâm nguy.

Đặc biệt, vào mùa mưa năm ngoái, cũng chính đoạn đường này bị nước mặt tràn qua trong cơn triều cường dân cao kỷ lục, uy hiếp hoạt động sản xuất. Không chỉ vậy, sóng lớn còn tàn phá thân đê, nguy cơ làm vỡ đê. Người dân địa phương không yên tâm khi sống gần điểm sụt lún.

Tuyến đường đê biển này có nguy cơ sụt lún tiếp.

“Đường đi lại của bà con bất lợi lắm, lún như vậy thì đâu có vận chuyển được gì. Nhất là vùng này nước ngọt, người dân làm ruộng rất sợ bị xâm nhập nước mặn vào, sợ nước tràn bất chợt qua đê. Cũng mong các cấp chính quyền khắc phục sớm để giao thông thuận tiện, cũng là để ngăn triều cường sợ nước lên lớn như trước đây...”, ông Huỳnh Văn Khởi lo lắng.

“Cầu cứu”chuyên gia

Trong chuyến kiểm tra đoạn đường phòng hộ đê biển Tây bị sụt lún vừa nêu, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thừa nhận, từ đầu mùa khô đến nay, vùng ngọt hóa của tỉnh đã xảy ra hơn 900 vụ sụt lún, sạt lở đất.

Tình hình sụt lún, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh năm nay giống với mùa hạn hán năm 2015-2016 nhưng gây thiệt hại nặng nề hơn. Đặc biệt, mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài hơn nên thực trạng có thể còn phức tạp hơn.

Cà Mau "cầu cứu" các chuyên gia đến làm rõ nguyên nhân, tìm giải pháp.

Tại tuyến đê biển Tây mới bị sụt lún, vị trí công trình còn cách bờ kênh nội đồng bên trong khoảng 17-18m nhưng tình trạng sụt lún vẫn diễn ra. Đây là hiện tượng rất khó lường, địa phương chưa xác định được nguyên nhân. Ông Lê Văn Sử, kiến nghị các ban ngành Trung ương vào cuộc đề xuất có giải pháp phù hợp hỗ trợ cho Cà Mau.

“UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với cá địa phương rà soát lại tất cả các tuyến, trục giao thông nằm gần kênh rạch. Tuyến nào có nguy cơ sụt lún hoặc sạt lở, tuyến nào giảm tải được, tuyến nào nguy hiểm để có cảnh báo và những giải pháp tạm thời.

Tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị với các cơ quan nghiên cứu của Trung ương hỗ trợ tỉnh, nghiên cứu các hiện tượng sụt lún nghiêm trọng này, qua đó đề xuất những giải pháp để khắc phục, hạn chế thiệt hại”, ông Lê Văn Sử đề xuất.

Trước những thiệt hại nặng nề trong mùa hạn mặn năm nay, vào ngày hôm qua (ngày 19/2), UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức cuộc họp khẩn và kết luận: “thiệt hại sẽ tiếp tục xảy ra nghiêm trọng hơn trong thời gian tới”.

Để làm rõ nguyên nhân, tỉnh Cà Mau mời đại diện lãnh đạo nhiều bộ ban ngành liên quan, một số chuyên gia, nhà khoa học đến khảo sát, đánh giá tình hình và cùng tìm giải pháp khắc phục vào tuần sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khởi sắc
Kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khởi sắc

VOV.VN - Bức tranh kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL chuyển biến tích cực trong nửa đầu năm 2018.

Kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khởi sắc

Kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khởi sắc

VOV.VN - Bức tranh kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL chuyển biến tích cực trong nửa đầu năm 2018.

Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long
Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN -Trong 25 năm qua, tốc độ sụt lún đất trung bình của toàn đồng bằng là 18cm, có những điểm trên 30cm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

Sụt lún đang là thách thức lớn đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN -Trong 25 năm qua, tốc độ sụt lún đất trung bình của toàn đồng bằng là 18cm, có những điểm trên 30cm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tăng cường kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Tăng cường kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Sáng 12/12, tại Sóc Trăng, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị “Kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL và nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Trần Đề, Sóc Trăng".

Tăng cường kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Tăng cường kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Sáng 12/12, tại Sóc Trăng, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị “Kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL và nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Trần Đề, Sóc Trăng".

Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN - Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên dịch bệnh vùng ĐBSCL vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Gian nan phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN - Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên dịch bệnh vùng ĐBSCL vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại
Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại

VOV.VN - Ngày 26/8, tại Bến Tre, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Thơ và Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm (1975-2020)”.

Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại

Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm nhìn lại

VOV.VN - Ngày 26/8, tại Bến Tre, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Thơ và Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm (1975-2020)”.

Dịp Noel giá trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh
Dịp Noel giá trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh

VOV.VN - Dịp lễ Noel giá nhiều loại trái cây ở vùng ĐBSCL tăng giá mạnh, từ nay đến Tết cổ truyền, trái cây sẽ tiêu thụ rất mạnh nhưng đang thiếu hàng.

Dịp Noel giá trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh

Dịp Noel giá trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh

VOV.VN - Dịp lễ Noel giá nhiều loại trái cây ở vùng ĐBSCL tăng giá mạnh, từ nay đến Tết cổ truyền, trái cây sẽ tiêu thụ rất mạnh nhưng đang thiếu hàng.

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long
Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -Hơn 20 năm ở vùng ĐBSCL, những phóng viên VOV không ngại khó khăn gian khổ đi mọi miền kênh rạch để cho ra đời những tác phẩm chân thực, sống động nhất.

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

Trăn trở với Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -Hơn 20 năm ở vùng ĐBSCL, những phóng viên VOV không ngại khó khăn gian khổ đi mọi miền kênh rạch để cho ra đời những tác phẩm chân thực, sống động nhất.

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long
Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Trong vòng 5 ngày tới, nước lũ sông Mekong sẽ về đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Trong vòng 5 ngày tới, nước lũ sông Mekong sẽ về đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long
Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -ĐBSCL đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng trở nên khốc liệt và bất thường.

Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long

Sạt lở bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN -ĐBSCL đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng trở nên khốc liệt và bất thường.