“Chìa khóa” để thu hút và “giữ chân” người lao động sau Tết

VOV.VN - Giải pháp tốt nhất để thu hút lao động là cần có chính sách cải thiện thu nhập phù hợp, từ đó sẽ khuyến khích họ cống hiến công sức nhiều hơn cho doanh nghiệp và có thể tận dụng được lao động đang có tay nghề cao và đã quen việc.

Hàng năm, sau đợt nghỉ Tết dài ngày, nhiều lao động không trở lại làm việc khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Năm nay, tình trạng này nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là những doanh nghiệp cần nhiều công nhân phổ thông như dệt may, da giày, thủy sản... 

Ông Vũ Huy Thủ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Đại Dương Xanh chia sẻ, năm qua, là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp của ông nói chung. Dịch bệnh bùng phát không chỉ ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ, doanh thu mà còn ảnh hưởng đến lực lượng lao động của doanh nghiệp.

Sau Tết Nguyên đán, hiện, doanh nghiệp đang thiếu khoảng 10% nhân công so với thời điểm trước dịch. Lực lượng thiếu hụt chủ yếu là người lao động trực tiếp. Lý do là trước Tết, do dịch bệnh bùng phát, nhiều người về quê tránh dịch, trong thời gian dài ở nhà, họ đã tìm được việc làm mới và có thu nhập ổn định. Do đó, họ không muốn quay trở lại thành phố làm việc do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Ông Thủ chia sẻ, nắm bắt được tâm lý người lao động, doanh nghiệp đã có hướng là ngoài việc giải quyết tiền lương, thưởng đầy đủ, cũng sẽ quan tâm đến chỗ ăn, chỗ ở của họ, phải đảm bảo thật tốt cho cuộc sống của công nhân thì mới có thể “giữ chân” họ làm việc lâu dài. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 khó khăn, nhưng công ty vẫn cố gắng không giảm thu nhập của người lao động.

“Doanh nghiệp sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với từng lao động để nắm bắt tâm tư, tâm lý của họ, đồng thời, chia sẻ về phương án hỗ trợ của doanh nghiệp, nếu họ thấy phù hợp thì sẽ quay trở lại. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm cho người lao động, tăng lương, thưởng, giải quyết chỗ ăn chỗ nghỉ, thậm chí sẽ tổ chức cho người lao động đi tham quan du lịch, cố gắng tạo ra cơ chế hấp dẫn nhất để họ tin tưởng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp”, ông Vũ Huy Thủ cho hay.

Thị trường lao động năm 2021 đầy gam màu tối do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo các chuyên gia, việc thực hiện tốt chính sách lương, thưởng, chế độ phúc lợi trước, trong và sau Tết đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân, thu hút lao động đối với doanh nghiệp. Nếu không có giải pháp tốt thì số lượng lao động hao hụt sẽ còn tăng lên và tuyển mới cũng không dễ dàng.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Phó vụ trưởng – Phó Ban tuyên truyền lý luận báo Nhân dân, tình trạng dịch chuyển dòng lao động hay đứt gãy chuỗi cung ứng lao động là một sự thật mới và gắn liền với kết quả của công cuộc chống dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua. Cụ thể là người lao động dịch chuyển lao động về các địa phương của mình để phòng, chống dịch bệnh.

Để thu hút lao động trở lại thì cách tốt nhất là các địa phương cũng như doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn cho người lao động. Trong đó, việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ 2-3 mũi theo yêu cầu của Bộ Y tế là rất cần thiết, nhằm tạo lòng tin giúp người lao động có thể yên tâm làm việc. Cùng với đó, nên có chính sách khuyến khích như hỗ trợ đi lại hoặc bổ sung một số phúc lợi, bên cạnh việc cải thiện mức lương để người lao động thêm động lực phấn đấu cũng như gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.

Cũng theo ông Phong, nên có sự chủ động trong kịch bản để tránh trường hợp bị động về nhân lực lao động như thời gian vừa qua. Tin rằng, cùng với Nghị quyết 128 cũng như kết quả phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là việc tiêm phủ vaccine ngừa Covid-19 thì tình trạng đứt gãy chuỗi lao động sẽ được cải thiện tốt. Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều bất ngờ thì việc các doanh nghiệp cũng như địa phương chủ động các kịch bản để điều phối linh hoạt tránh đứt gãy là rất cần thiết. Các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu hợp lý hóa và áp dụng các công nghệ hiện đại để tăng tính tự động hóa của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, từ đó giảm bớt phụ thuộc vào lao động, nhất là lao động không có chuyên môn.

“Cần tiếp cận tốt các gói hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là gói hỗ trợ 350.000 tỷ sẽ triển khai tới đây theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội cũng như các chương trình hành động của Chính phủ. Các doanh nghiệp cũng cần có sự cải thiện các phúc lợi xã hội dành cho người lao động, ví dụ như tiền thưởng, tiền lương và các chế độ chăm sóc y tế đặc biệt, miễn phí hoặc chính sách nhà ở xã hội… Tất cả những việc làm này không chỉ khiến người lao động yên tâm về mặt y tế mà còn tăng thêm động lực về vật chất, đảm bảo nơi làm việc cũng như nơi ở gắn kết tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, nếu có”, ông Nguyễn Minh Phong cho hay.

Đồng quan điểm, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính cho rằng, giải pháp tốt nhất để thu hút lao động là cần có chính sách cải thiện thu nhập phù hợp, từ đó sẽ khuyến khích họ cống hiến công sức nhiều hơn cho doanh nghiệp và có thể tận dụng được lao động đang có tay nghề cao và đã quen việc.

 “Phải tích cực kêu gọi người lao động trẻ tham gia làm việc cho doanh nghiệp; cần quan tâm đến việc đảm bảo tiêm chủng, đảm bảo các điều kiện về y tế cũng như tạo điều kiện có nơi ăn, ở để người lao động yên tâm làm việc, khi đó, việc thu hút lao động sẽ dễ dàng hơn. Cùng với đó, tiếp tục đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để người lao động có thể nâng cao hiệu suất công việc”, ông Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng đứt gãy chuỗi lao động trong bối cảnh hiện nay không phải là vấn đề nghiêm trọng và đáng quan ngại, chỉ là vấn đề dịch chuyển và tái phục hồi trở lại sau dịch chuyển lao động của thời kỳ chống dịch trước tết mà thôi. Về cơ bản chúng ta vẫn có tổng cung lao động tốt, chính sách cho người lao động khá linh hoạt.

Theo số liệu thống kê cuối tháng 1 và đầu tháng 2, có khoảng 92 - 96% các doanh nghiệp và người lao động đã quay trở lại đi làm ở các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất. Như vậy, sự thiếu hụt lao động là có nhưng không quá nghiêm trọng.

Khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm, dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 lao động. Sự thiếu hụt lao động chưa xảy ra vào đầu năm mà có thể tăng vào thời gian quý 2/2022, khi các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại với công suất cao nhất thì nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường lao động năm 2022 hứa hẹn nhiều gam màu sáng
Thị trường lao động năm 2022 hứa hẹn nhiều gam màu sáng

VOV.VN - Một nền kinh tế thích ứng linh hoạt sẽ là cơ hội để thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam nhanh chóng hồi phục, sớm đạt được các mục tiêu về lao động, việc làm và an sinh xã hội.

Thị trường lao động năm 2022 hứa hẹn nhiều gam màu sáng

Thị trường lao động năm 2022 hứa hẹn nhiều gam màu sáng

VOV.VN - Một nền kinh tế thích ứng linh hoạt sẽ là cơ hội để thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam nhanh chóng hồi phục, sớm đạt được các mục tiêu về lao động, việc làm và an sinh xã hội.

Thị trường lao động sau Tết Nguyên đán: Không lo thiếu hụt
Thị trường lao động sau Tết Nguyên đán: Không lo thiếu hụt

VOV.VN - Nhờ chính sách mở cửa kinh tế thích ứng linh hoạt của Chính phủ, đã và đang tạo động lực mạnh mẽ cho các DN trong nước tăng tốc phục hồi sản xuất. Theo đó, không chỉ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mà cả nhu cầu tìm việc của người lao động sẽ tăng nhanh sau Tết.

Thị trường lao động sau Tết Nguyên đán: Không lo thiếu hụt

Thị trường lao động sau Tết Nguyên đán: Không lo thiếu hụt

VOV.VN - Nhờ chính sách mở cửa kinh tế thích ứng linh hoạt của Chính phủ, đã và đang tạo động lực mạnh mẽ cho các DN trong nước tăng tốc phục hồi sản xuất. Theo đó, không chỉ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mà cả nhu cầu tìm việc của người lao động sẽ tăng nhanh sau Tết.

Hỗ trợ 6,6 nghìn tỉ cho người lao động quay trở lại thị trường lao động
Hỗ trợ 6,6 nghìn tỉ cho người lao động quay trở lại thị trường lao động

VOV.VN - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ báo cáo Thường vụ Quốc hội thông qua việc tiến hành giải ngân 6.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động cũng như chính sách cho vay phục hồi sản xuất.

Hỗ trợ 6,6 nghìn tỉ cho người lao động quay trở lại thị trường lao động

Hỗ trợ 6,6 nghìn tỉ cho người lao động quay trở lại thị trường lao động

VOV.VN - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ báo cáo Thường vụ Quốc hội thông qua việc tiến hành giải ngân 6.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động cũng như chính sách cho vay phục hồi sản xuất.