Đề xuất ưu đãi ô tô điện: Nên thận trọng, tập trung chuyển đổi phương tiện công cộng

VOV.VN - Mức trợ giá hay có thể coi như giảm giá khoảng 20 triệu đồng, hay 1.000 USD, so với giá trị của một chiếc ô tô thì không lớn. Với mức trợ giá như vậy, khó có thể tác động vào ý thức lựa chọn của người dân khi mua ô tô chạy xăng dầu hay chạy điện.

Nhiều người vẫn băn khoăn câu chuyện nên chuyển đổi phương tiện công cộng hay hỗ trợ cho ô tô điện. Mới đây, Bộ GTVT vừa có báo cáo Chính phủ về đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện. Trong đó, bên cạnh ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, phí, lệ phí trước bạ, Bộ GTVT cũng đề nghị trợ cấp cho người dân một khoản tiền hỗ trợ khi mua xe ô tô điện để chuyển dịch hành vi tiêu dùng từ xe ô tô chạy xăng, dầu sang xe ô tô điện khoảng 1.000 USD/xe". Điều này được cho là phù hợp với Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và mê-tan của ngành GTVT. Xung quanh đề xuất này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình.

PV: Thưa ông, liệu mức trợ giá 1000 USD/xe với người tiêu dùng xe điện như đề xuất có đem lại sự đột phá trong quá trình chuyển đổi hành vi tiêu dùng từ xe xăng dầu sang xe điện?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình: Trước hết, cảm nhận của tôi thì cho rằng, mức trợ giá hay có thể coi như giảm giá khoảng 20 triệu đồng, hay 1000 USD, so với giá trị của một chiếc ô tô thì nó không lớn. Với mức trợ giá như vậy, tôi e là khó có thể tác động vào ý thức lựa chọn của người dân khi mua ô tô chạy xăng dầu hay chạy điện.

Một điều nữa tôi rất quan tâm, đó là lý do tại sao Nhà nước phải trợ giá 1000 USD đó cho các xe chạy điện? Cũng phải thừa nhận xe chạy điện có ưu điểm là không phái thải ra môi trường khí thải độc hại, nhưng cần chú ý đó là khi chúng vận hành, lưu thông trên đường. Nó không đồng nghĩa là khi chúng ta sản xuất ra điện thì không phát thải ra khí CO2 hay các khí thải độc hại khác ở nguồn phát điện.

Cho nên, khó có thể nói xe chạy điện ưu thế hơn nhiều so với xe chạy xăng. Tôi thấy rằng, lý do tại sao trợ giá cho xe điện, nó chưa rõ ràng trong đề xuất này.

PV: Xu hướng chuyển dịch sang xe điện đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết tại Việt Nam, theo ông điều gì là trở ngại nhất với xu hướng này?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình: Trước khi nói việc chuyển đổi mạnh mẽ từ xe xăng sang xe điện, tôi rất băn khoăn nguồn điện của chúng ta lấy từ đâu. Những ngày hè vừa qua, một số thành phố đã lâm vào tình trạng thiếu điện (dù không nhiều), ở một số thành phố lớn như Hà Nội chấp nhận cắt điện thời gian ngắn trong ngày để giảm phụ tải.

Nếu hàng triệu xe chuyển từ chạy xăng sang chạy điện, thì phụ tải điện lớn như vậy, làm sao ngành năng lượng của chúng ta đáp ứng được. Tôi chưa thấy câu trả lời. Hiện 40% sản lượng điện ở nước ta vẫn từ nhiệt điện (đốt than hoặc đốt dầu). Chúng ta dùng năng lượng điện đó phục vụ xe chạy điện, như vậy xe điện sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch thì nó có thực sự sạch hay không?

Bản thân chúng ta chưa có được nguồn năng lượng sạch. Quy hoạch điện mới nhất định hướng đến 2050 thì sẽ chuyển hoàn toàn sang nguồn năng lượng sạch. Còn 27 năm nữa tới thời hạn, mà chúng ta vội vã tìm cách chuyển ồ ạt sang xe điện thì có đóng góp cho việc sạch hoá năng lượng, đảm bảo mục tiêu phát thải zero hay không?

Bên cạnh đó, hạ tầng trạm sạc hạ tầng trạm sạc hiện cũng khá hạn chế. Nếu muốn triển khai rộng, rất cần bố trí thêm trạm sạc ở trung tâm thương mại, công sở, để người dân có thể phân tán được phụ tải sạc điện trong ngày. Nếu người ta tập trung sạc ở nơi sinh sống vào ban đêm thì cũng là trở ngại cho ngành điện.

PV: Có thể thấy, việc trợ giá và giá bán thì sẽ phải theo nhu cầu thị trường, người tiêu dùng thấy hợp lý mới tiêu thụ. Ông đánh giá thế nào về đề xuất tăng quyền ưu tiên tham gia giao thông đối với xe ô tô điện khi hoạt động trong khu vực đô thị, vùng lõi đô thị; ưu tiên đỗ xe (chỗ, giá), giờ cao điểm?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình:  Tôi không nhìn thấy lý do gì phải ưu tiên cho xe chạy điện trên mặt đường cả. Nếu ưu tiên, chúng ta cần ưu tiên cho xe buýt, dù chạy diesel, xăng hay điện.Cứ là phương tiện công cộng thì chúng ta ưu tiên.

Mặt khác, với xe taxi, hiện chúng ta đã có khá nhiều. Đây là một dạng phương tiện giao thông công cộng, nhưng khả năng chuyên chở của nó khá ít. Ở một số nước châu Âu có làn hỗn hợp ưu tiên cho xe buýt, taxi. Nhưng ở nước ta nếu ưu tiên cho taxi thì tôi e sẽ ảnh hưởng nhiều đến xe buýt.

Quan điểm của tôi là chỉ nên ưu tiên cho xe buýt, và không nên phân biệt gì giữa phương tiện chạy xăng và chạy điện.

Xin cảm ơn ông!.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GTVT đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ô tô điện
Bộ GTVT đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ô tô điện

VOV.VN - Bộ GTVT đề xuất 3 loại ô tô điện được hưởng hỗ trợ, ưu đãi phát triển gồm: xe ô tô điện chạy pin, ô tô điện sử dụng pin nhiên liệu và ô tô năng lượng mặt trời.

Bộ GTVT đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ô tô điện

Bộ GTVT đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ô tô điện

VOV.VN - Bộ GTVT đề xuất 3 loại ô tô điện được hưởng hỗ trợ, ưu đãi phát triển gồm: xe ô tô điện chạy pin, ô tô điện sử dụng pin nhiên liệu và ô tô năng lượng mặt trời.

Sạc ô tô điện tốn tiền hơn đổ xăng
Sạc ô tô điện tốn tiền hơn đổ xăng

VOV.VN - Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã cho thấy việc sạc một chiếc ô tô điện tốn kém hơn việc đổ đầy một chiếc xe động cơ đốt trong (ICE). Cụ thể, xe động cơ đốt trong có thể tốn khoảng 9.78 USD (232.000 đồng) cho mỗi 160km di chuyển trong khi xe điện tốn khoảng 15,97 USD (379.000 đồng).

Sạc ô tô điện tốn tiền hơn đổ xăng

Sạc ô tô điện tốn tiền hơn đổ xăng

VOV.VN - Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã cho thấy việc sạc một chiếc ô tô điện tốn kém hơn việc đổ đầy một chiếc xe động cơ đốt trong (ICE). Cụ thể, xe động cơ đốt trong có thể tốn khoảng 9.78 USD (232.000 đồng) cho mỗi 160km di chuyển trong khi xe điện tốn khoảng 15,97 USD (379.000 đồng).

Liên minh châu Âu thông qua luật mới nhằm tăng số lượng trạm sạc cho ô tô điện
Liên minh châu Âu thông qua luật mới nhằm tăng số lượng trạm sạc cho ô tô điện

VOV.VN - Nhằm tiến tới hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 55% lượng khí thải vào năm 2030 và trung hòa khí thải vào năm 2050, Liên minh châu Âu EU vừa thông qua luật mới về cơ sở hạ tầng nhiên liệu thay thế nhằm gia tăng số lượng trạm sạc đạt chuẩn, từ đó từng bước thúc đẩy người dân sử dụng nhiều hơn nữa các dòng xe thân thiện với môi trường.

Liên minh châu Âu thông qua luật mới nhằm tăng số lượng trạm sạc cho ô tô điện

Liên minh châu Âu thông qua luật mới nhằm tăng số lượng trạm sạc cho ô tô điện

VOV.VN - Nhằm tiến tới hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 55% lượng khí thải vào năm 2030 và trung hòa khí thải vào năm 2050, Liên minh châu Âu EU vừa thông qua luật mới về cơ sở hạ tầng nhiên liệu thay thế nhằm gia tăng số lượng trạm sạc đạt chuẩn, từ đó từng bước thúc đẩy người dân sử dụng nhiều hơn nữa các dòng xe thân thiện với môi trường.