Đến năm 2030, hai huyện của Bình Phước sẽ bị "xóa tên" trên bản đồ hành chính

VOV.VN - Tỉnh ủy Bình Phước vừa ban hành Nghị quyết 16, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI, trong đó có phương án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2035.

Từ nay đến năm 2025, 13 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Hớn Quản sẽ sáp nhập vào thị xã Bình Long và thị xã Chơn Thành.

Cụ thể, 10 đơn vị hành chính cấp xã (An Phú, Minh Tâm, Minh Đức, Thanh Bình, Phước An, Tân Lợi, Tân Hưng, An Khương, Thanh An, Tân Khai) sẽ sáp nhập vào thị xã Bình Long, dự kiến giữ nguyên tên là thị xã Bình Long; 3 đơn vị hành chính cấp xã (Tân Hiệp, Đồng Nơ và Tân Quan) sẽ sáp nhập vào thị xã Chơn Thành.

 Từ năm 2026 đến năm 2030, 10 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Phú Riềng sẽ sáp nhập vào thị xã Phước Long và huyện Đồng Phú.

Cụ thể, 8 đơn vị hành chính cấp xã (Long Tân, Bù Nho, Long Hà, Long Bình, Long Hưng, Bình Sơn, Bình Tân, Phước Tâ)  sẽ sáp nhập vào thị xã Phước Long (dự kiến giữ tên là thị xã Phước Long); 2 đơn vị hành chính cấp xã (Phú Riềng và Phú Trung) sáp nhập vào huyện Đồng Phú.

 Ngoài ra, sáp nhập 2 xã Nghĩa Trung, Nghĩa Bình (huyện Bù Đăng) vào huyện Đồng Phú; sáp nhập xã Thuận Lợi và Thuận Phú (huyện Đồng Phú) vào thành phố Đồng Xoài.

Như vậy, từ nay đến năm 2030, Bình Phước từ 11 đơn vị hành chính cấp huyện giảm còn 9. Hai huyện Hớn Quản và Phú Riềng sẽ không còn trên bản đồ hành chính của tỉnh này.

Huyện Hớn Quản được thành lập từ năm 2009, tách ra từ một phần diện tích huyện Bình Long (cũ) với 13 đơn vị hành chính cấp xã. Huyện Phú Riềng được thành lập từ năm 2015, tách ra từ huyện Bù Gia Mập với 10 đơn vị hành chính cấp xã.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhập 2 huyện ở Quảng Nam thành đơn vị hành chính mới
Nhập 2 huyện ở Quảng Nam thành đơn vị hành chính mới

VOV.VN - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương về phương án nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn để thành lập đơn vị hành chính cấp huyện mới.

Nhập 2 huyện ở Quảng Nam thành đơn vị hành chính mới

Nhập 2 huyện ở Quảng Nam thành đơn vị hành chính mới

VOV.VN - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương về phương án nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn để thành lập đơn vị hành chính cấp huyện mới.

Nghệ An dự kiến sáp nhập 89 đơn vị hành chính cấp xã
Nghệ An dự kiến sáp nhập 89 đơn vị hành chính cấp xã

VOV.VN - Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025. 

Nghệ An dự kiến sáp nhập 89 đơn vị hành chính cấp xã

Nghệ An dự kiến sáp nhập 89 đơn vị hành chính cấp xã

VOV.VN - Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025. 

Bình Dương không "vắt chanh bỏ vỏ" khi sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính
Bình Dương không "vắt chanh bỏ vỏ" khi sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính

VOV.VN - Mới đây, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương đã đề xuất UBND tỉnh hợp nhất, sáp nhập, giải thể nhiều đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.

Bình Dương không "vắt chanh bỏ vỏ" khi sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính

Bình Dương không "vắt chanh bỏ vỏ" khi sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính

VOV.VN - Mới đây, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương đã đề xuất UBND tỉnh hợp nhất, sáp nhập, giải thể nhiều đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.

Dôi dư nhà công sản sau sáp nhập đơn vị hành chính
Dôi dư nhà công sản sau sáp nhập đơn vị hành chính

VOV.VN - Tình trạng trụ sở, nhà đất công sản dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính bị bỏ hoang diễn ra nhiều năm tại nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi. Các đơn vị, địa phương ở tỉnh này đang loay hoay tìm giải pháp xử lý

Dôi dư nhà công sản sau sáp nhập đơn vị hành chính

Dôi dư nhà công sản sau sáp nhập đơn vị hành chính

VOV.VN - Tình trạng trụ sở, nhà đất công sản dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính bị bỏ hoang diễn ra nhiều năm tại nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi. Các đơn vị, địa phương ở tỉnh này đang loay hoay tìm giải pháp xử lý