Di dân khỏi vùng nguy hiểm ở Tây Bắc: Dân nghèo và nỗi đau lở núi

VOV.VN - Sự chủ quan của người dân và thiếu kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý vi phạm của nhiều địa phương khiến công tác di dân chưa thực sự hiệu qủa.

Những năm gần đây, tình hình thiên tai tại các tỉnh miền núi Tây Bắc ngày càng diễn ra phức tạp. Đặc biệt là hiện tượng sạt lở đất, đá, lũ quét, lũ ống xảy ra thường xuyên, gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái.

Trong 10 năm trở lại đây, tại tỉnh Lào Cai đã xảy ra 22 trận lũ quét, sạt lở đất làm chết 312 người, thiệt hại về kinh tế trên 2.400 tỷ đồng; tỉnh Sơn La xảy ra 108 trận, làm 125 người chết, thiệt hại vật chất ước tính 1.600 tỷ đồng.

Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai khó dự báo chính xác. Do đó, công tác phòng tránh phải tập trung theo hướng phòng ngừa là chính. Tuy nhiên, sự chủ quan của người dân và thiếu kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý vi phạm của nhiều địa phương tại các tỉnh miền núi Tây Bắc đã khiến cho công tác này chưa thực sự hiệu quả.

Mới đầu tháng 7, thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái làm 4 người chết khiến nhiều người dân tại khu vực chợ Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La không khỏi lo lắng. Cách đây tròn 1 năm, tại nơi này đã xảy ra trận lũ quét kinh hoàng làm 7 người chết.

Sạt lở đất nghiêm trọng tại Lai Châu (Ảnh: Khắc Kiên)

Nhiều nhà cửa, hàng hóa của bà con bị cuốn trôi và hư hỏng, thiệt hại về kinh tế gần 50 tỷ đồng. Giờ đây, nhiều hộ ven suối đã di dời đến nơi ở mới và con suối cũng đã được mở rộng để tiêu thoát nước khi có lũ về, nhưng với nhiều gia đình nỗi đau mất người thân không bao giờ nguôi và để lại những bài học đau xót. 

Ông Bùi Thanh Lộc ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu nói: “Người dân ở đây cứ mỗi người lấn ra suối một ít rồi cắm cái cọc làm nhà lên, khi mưa thì rác dồn về mắc. Khi lũ về đồn rác mắc ngang thế này nên ứ nước và tràn lên”.

Thôn Nậm Bắt, xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, hàng chục hộ dân nơi đây đang đối mặt với hiểm nguy núi lở rình rập. Từ tháng 7/2014, trên đỉnh núi sau thôn xuất hiện nhiều vết nứt rộng từ 40 đến 60 cm kéo dài, có nguy cơ sạt lở cao. Thời điểm đó, huyện Bảo Yên đã xác định phải di chuyển 23 hộ dân.

Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên từ đó đến nay việc di chuyển người dân chưa thể thực hiện. Với những hộ dân nghèo ở thôn Nậm Bắt này thì chỉ còn biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước để di chuyển, giờ mỗi khi trời mưa to họ đành ra lán bìa rừng lánh tạm.

Ông Trương Văn Lán, thôn Nậm Bắt cho biết: “Trước họ bảo là chuyển sang khu ở bên kia và máy móc về ủi san rồi sang chỗ ở mới nhưng cũng mãi không thấy triển khai. Giờ thì chúng tôi làm cái lán bé ở tạm thôi, không có chỗ mới thì không dựng được nhà”.

Theo thống kê tại 3 tỉnh Tây Bắc là Lào Cai, Sơn La và Lai Châu hiện có gần 1.100 hộ dân đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cần di dời. Riêng tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn từ 2015-2020 thực hiện bố trí sắp xếp cho 1.758 hộ ở vùng có nguy cơ thiên tai đe dọa  theo hình thức tập trung và hình thức xen ghép.

Theo đánh giá của Cục phòng chống thiên tai, sạt lở đất, lũ quét ngày càng nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Bắc, ngoài nguyên nhân của biến đổi khí hậu, thì việc phá rừng; san lấp sông, suối để xây dựng công trình, nhà ở đã gây tắc nghẽn dòng chảy; tập quán sinh sống ở khe suối, sườn dốc, chân đồi và ý thức phòng chống thiên tai của bà con địa phương còn nhiều hạn chế cũng là những nguyên nhân chủ yếu.

Ông Văn Phú Chính, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Cục trưởng cục Phòng chống thiên tai cho biết: “Chính bà con rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng nhiều khi cũng không quan tâm đến an toàn trước tình huống thiên tai. Cho nên bà con phải chủ động di dời, không nên làm nhà ở những nơi sát bờ sông suối và không nên đào các vị trí mái dốc và làm nhà tại các chân dốc”.

Điều đáng chú ý là tại các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay có nhiều điểm dân cư xảy ra sạt lở và đã có đánh giá mức độ nguy hiểm của ngành chức năng, song nhiều năm nay chưa thực hiện di dời dân. Có điểm dân đã di chuyển đến nơi ở mới lại quay về chỗ ở cũ nguy hiểm. Điều này cho thấy, một phần người dân còn chủ quan, phần nữa là thiếu kinh phí hỗ trợ và thiếu kiên quyết, vận động, kiểm tra của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề án di dân làng chài Hạ long: Chuyện buồn ở “phố làng chài”
Đề án di dân làng chài Hạ long: Chuyện buồn ở “phố làng chài”

VOV.VN - Sau một năm "Phố làng chài" xuất hiện những câu chuyện bi hài, "cười ra nước mắt" mà chính quyền và dân chài chưa từng bao giờ nghĩ tới...

Đề án di dân làng chài Hạ long: Chuyện buồn ở “phố làng chài”

Đề án di dân làng chài Hạ long: Chuyện buồn ở “phố làng chài”

VOV.VN - Sau một năm "Phố làng chài" xuất hiện những câu chuyện bi hài, "cười ra nước mắt" mà chính quyền và dân chài chưa từng bao giờ nghĩ tới...

Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?
Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?

(VOV) - Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sơ tán dân vùng chấn động cực đại.

Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?

Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?

(VOV) - Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sơ tán dân vùng chấn động cực đại.

Quảng Ninh và bài học về di dân trong bão
Quảng Ninh và bài học về di dân trong bão

VOV.VN -Công tác phòng chống lụt bão luôn được tỉnh Quảng Ninh chủ động và nhận được sự đồng thuận từ chính quyền đến người dân.

Quảng Ninh và bài học về di dân trong bão

Quảng Ninh và bài học về di dân trong bão

VOV.VN -Công tác phòng chống lụt bão luôn được tỉnh Quảng Ninh chủ động và nhận được sự đồng thuận từ chính quyền đến người dân.

Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân
Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân

(VOV) -"Con đập có thể an toàn trong thời điểm xảy ra động đất, trong tương lai có thể vẫn an toàn. Song người dân thì không an toàn".

Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân

Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân

(VOV) -"Con đập có thể an toàn trong thời điểm xảy ra động đất, trong tương lai có thể vẫn an toàn. Song người dân thì không an toàn".

Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân
Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân

VOV.VN -Kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển ổn định, chuyển biến tích cực, tuy nhiên có nhiều bất ổn.

Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân

Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân

VOV.VN -Kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển ổn định, chuyển biến tích cực, tuy nhiên có nhiều bất ổn.

Quyết toán di dân tái định cư Thủy điện Sơn La
Quyết toán di dân tái định cư Thủy điện Sơn La

VOV.VN - Việc giao đất tái định cư cho các hộ tái định cư và các hộ sở tại bị thu hồi đất trên địa bàn huyện cơ bản đã xong

Quyết toán di dân tái định cư Thủy điện Sơn La

Quyết toán di dân tái định cư Thủy điện Sơn La

VOV.VN - Việc giao đất tái định cư cho các hộ tái định cư và các hộ sở tại bị thu hồi đất trên địa bàn huyện cơ bản đã xong