Dịch sốt xuất huyết tăng đột biến tại Gia Lai

VOV.VN - Một tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh Gia Lai gia tăng đột biến.

Những ngày này, khoa Nội, Trung tâm Y tế TP.Pleiku luôn trong tình trạng kín giường bệnh. Trong đó, bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện hàng chục ca mỗi tuần. Bệnh nhân Trương Thị Thuý Trang, 33 tuổi, ở phường Yên Thế, TP.Pleiku nhập viện đã 5 ngày chia sẻ, chị bị nhức mỏi khắp người, đau đầu, nóng sốt. "Bác sĩ cho xét nghiệm máu thì bị sốt xuất huyết. Sức khoẻ của tôi bây giờ đỡ hơn”.

Tính từ đầu năm tới nay, tỉnh Gia Lai có hơn 6.400 ca bệnh tại 287 ổ dịch sốt xuất huyết ở khắp các xã, phường, thị trấn; đã có 1 người tử vong. Trong tháng 9 vừa qua, số người mắc sốt xuất huyết tăng đột biến, với hơn 2.400 ca. Các địa phương có ca mắc mới nhiều là huyện Đăk Pơ, thành phố Pleiku, huyện Krông Pa… Các cơ sở y tế huy động mọi nguồn lực để đảm bảo công tác điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.

“Hiện tại trong khoa, nhân lực hạn chế thì được tăng cường nhân lực từ các khoa khác và tăng cường điều dưỡng, bác sĩ từ các xã phường, trực 24/24h. Bệnh nhân có diễn biến thì xử lý kịp thời và có trang thiết bị để điều trị bệnh nhân tốt nhất"- BS Rơ Mah Yah- Khoa Nội, Trung tâm Y tế Pleiku cho biết.

Theo ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, tỉnh đã dự đoán được tình hình mắc sốt xuất huyết sẽ tăng cao trong tháng 9 và tháng 10 vì đây là thời điểm mưa nắng đan xen thuận lợi cho muỗi phát triển. Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai kế hoạch kiểm soát dịch và công tác điều trị ngay từ cơ sở. Tuy vậy, dịch sốt xuất huyết sẽ được kiểm soát hiệu quả nếu người dân ý thức thường xuyên vệ sinh môi trường, phá vỡ quy trình sinh sản của muỗi vằn- trung gian lây truyền bệnh. 

“Y tế dự phòng tăng cường giám sát ổ dịch để kịp thời triển khai dập các ổ dịch. Các cơ sở y tế đã lên kế hoạch, bố trí giường bệnh, cơ số thuốc điều trị bệnh nhân, đặc biệt là các dung dịch cao phân tử để điều trị các trường hợp nặng, sốc sốt xuất huyết. Điều quan trọng nhất vẫn là công đồng quan tâm việc loại bỏ những vật dụng gây nước đọng ở khu vực mình sinh sống, khu vực lao động, làm việc, đây là giải pháp phòng chống sốt xuất huyết tốt nhất"- ông Đinh Hà Nam cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tử vong vì sốt xuất huyết cao nhất 10 năm qua, TP.HCM phân tầng điều trị
Tử vong vì sốt xuất huyết cao nhất 10 năm qua, TP.HCM phân tầng điều trị

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về tăng cường nguồn lực và phối hợp triển khai các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất số ca tử vong do sốt xuất huyết, trong đó có việc triển khai phân tầng điều trị cho bệnh nhân. 

Tử vong vì sốt xuất huyết cao nhất 10 năm qua, TP.HCM phân tầng điều trị

Tử vong vì sốt xuất huyết cao nhất 10 năm qua, TP.HCM phân tầng điều trị

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về tăng cường nguồn lực và phối hợp triển khai các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất số ca tử vong do sốt xuất huyết, trong đó có việc triển khai phân tầng điều trị cho bệnh nhân. 

Trường hợp thứ 8 tử vong vì sốt xuất huyết ở Đắk Lắk
Trường hợp thứ 8 tử vong vì sốt xuất huyết ở Đắk Lắk

VOV.VN - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết Dengue. Đây là trường hợp thứ 8 tử vong vì sốt xuất huyết trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Trường hợp thứ 8 tử vong vì sốt xuất huyết ở Đắk Lắk

Trường hợp thứ 8 tử vong vì sốt xuất huyết ở Đắk Lắk

VOV.VN - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết Dengue. Đây là trường hợp thứ 8 tử vong vì sốt xuất huyết trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm?
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm?

VOV.VN - Theo BS. Vũ Thị Mai, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, các ca sốt xuất huyết nặng ở nhà chủ yếu do bố mẹ chủ quan. Khi thấy con hết sốt bố mẹ nghĩ khỏi bệnh nhưng khi đó mới là giai đoạn giảm tiểu cầu, nguy hiểm.

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm?

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm?

VOV.VN - Theo BS. Vũ Thị Mai, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, các ca sốt xuất huyết nặng ở nhà chủ yếu do bố mẹ chủ quan. Khi thấy con hết sốt bố mẹ nghĩ khỏi bệnh nhưng khi đó mới là giai đoạn giảm tiểu cầu, nguy hiểm.