Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế khởi sắc

VOV.VN - Trong 2 năm 2022 - 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ hơn 370 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau gần 2 năm thực hiện, diện mạo vùng núi của tỉnh đã có nhiều khởi sắc.

Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Lê Xuân Hải, Phó Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế về kết quả này.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết những kết quả đạt được sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tại tỉnh nhà?

Ông Lê Xuân Hải: Chúng tôi đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện chương trình, kết quả cho thấy: Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS&MN giảm 9,84% (từ 40,23% xuống còn 30,39%); riêng huyện A Lưới giảm 12,08% (giảm từ 52,79% xuống còn 40,71%). Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân chung của vùng đồng bào DTTS đạt 36 triệu đồng/người/năm, dự kiến cuối năm 2023 đạt 38,5 triệu đồng/người/năm; đạt 40,38% chỉ tiêu đến năm 2025.

Thứ 2, về đầu tư cơ sở hạ tầng đã đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh; 2 nhà sinh hoạt cộng đồng; 3 công trình nước sinh hoạt tập trung; kênh mương, đập thuỷ lợi; nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non. Đã triển khai 2 dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tập trung thuộc ở 2 xã Thượng Long, Hương Hữu, huyện Nam Đông với quy mô 149 hộ; đang rà soát điều chỉnh để lập Dự án quy hoạch bố trí ổn định dân cư tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới (quy mô khoảng 100 hộ). Đã thực hiện quy hoạch và đang triển khai xây dựng 2 làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và Nam Đông; công trình biển tên đường Hồ Chí Minh - di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt…

Thứ 3, về văn hóa - xã hội, 100% đại diện hộ gia đình được cung cấp các kiến thức về bình đẳng giới; khoảng 70% hộ gia đình xóa bỏ dần định kiến về giới; 100% người có uy tín trong đồng bào DTTS tích cực phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân nơi sinh sống tích cực tham gia chương trình phát triển KT-XH, giữ gìn an ninh trật tự, an ninh biên giới...

PV: Kết quả nổi bật nhất trong thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN tại Thừa Thiên Huế là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt cao. Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm của tỉnh trong công tác giải ngân nguồn vốn này?

Ông Lê Xuân Hải: Vừa rồi, qua sơ kết giữa nhiệm kỳ, chúng tôi đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh. Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN là yếu tố quyết định. Cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN phải xem Chương trình là nguồn lực quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh công tác giải ngân, góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

Thứ hai, năng lực và trách nhiệm các cơ quan tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đóng vai trò quan trọng để tham mưu cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình một cách chủ động, kịp thời.

Thứ ba, thường xuyên bám sát cơ sở, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời hướng dẫn, xử lý hoặc kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền; đồng thời phát hiện các nhân tố tích cực, cách làm hay, chủ động, sáng tạo để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng sang các địa phương khác.

Thứ tư, thực sự xem đồng bào DTTS là chủ thể của Chương trình MTQG và phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng, người dân từ khâu lập kế hoạch, lựa chọn và tham gia ý kiến trước khi xây dựng các công trình, dự án bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn, công tác giải phóng mặt bằng và giám sát đầu tư của cộng đồng.

PV: Thưa ông, ngoài những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chương trình phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì?

Ông Lê Xuân Hải: Đó là những khó khăn mà chúng tôi đã thẳng thắn nhìn nhận để làm tốt hơn trong thời gian tới. Khó khăn thứ nhất là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Chương trình mực tiêu quóc gia có lúc, có nơi chưa chưa thường xuyên, sâu rộng. Thứ 2, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt. Thứ 3, người dân vùng đồng bào DTTS còn thiếu kiến thức, kỹ năng phát triển sản xuất, kinh doanh, tư duy làm kinh tế; một số bộ phận còn trông chờ ỷ lại, thiếu quyết tâm phát triển sản xuất. Cuối cùng là việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở vùng đồng bào DTTS&MN gặp nhiều khó khăn; số lượng hợp tác xã vùng đồng bào DTTS&MN còn ít; tổ chức và quy mô hoạt động còn nhiều hạn chế.

PV: Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương lấy giảm nghèo làm trung tâm để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy đâu là những giải pháp trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu này?

Ông Lê Xuân Hải: Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo giảm nghèo bền vững của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế: “Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ”. Trên cơ sở đó, tham mưu phân bổ nguồn lực và hướng dẫn để giải quyết các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình có liên quan trực tiếp đến đời sống mọi mặt của bà con. Chúng tôi chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, trọng tâm là huyện A Lưới giải ngân nguồn kinh phí hỗ trợ nhà ở cho đồng bào bảo đảm 3 cứng theo cơ chế đặc thù mà Nghị định 38/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành. Phối hợp, tham mưu ban hành các văn bản và đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào DTTS, như hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS....

Hy vọng với các giải pháp khá đồng bộ này sẽ giúp đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, trước mắt là đưa huyện A Lưới thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo Quốc gia, góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

PV: Vâng, xin cám ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm còn 2,75% vào cuối năm nay
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm còn 2,75% vào cuối năm nay

VOV.VN - Theo báo cáo, ước tính đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ chỉ còn 2,75%. Như vậy sau 5 năm, bình quân mỗi năm, Việt Nam giảm 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. 

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm còn 2,75% vào cuối năm nay

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm còn 2,75% vào cuối năm nay

VOV.VN - Theo báo cáo, ước tính đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ chỉ còn 2,75%. Như vậy sau 5 năm, bình quân mỗi năm, Việt Nam giảm 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. 

Vì sao tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giảm vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra?
Vì sao tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giảm vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra?

VOV.VN - Lai Châu đã thiết kế nhiều chương trình, giải pháp,... tương đối đồng bộ nhằm nâng cao năng lực khả năng tiếp cận của hộ nghèo, hộ cận nghèo về các dịch vụ phát triển sản xuất.

Vì sao tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giảm vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra?

Vì sao tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giảm vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra?

VOV.VN - Lai Châu đã thiết kế nhiều chương trình, giải pháp,... tương đối đồng bộ nhằm nâng cao năng lực khả năng tiếp cận của hộ nghèo, hộ cận nghèo về các dịch vụ phát triển sản xuất.

Đến năm 2020, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%
Đến năm 2020, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%

VOV.VN - Hiện có 10 tỉnh, thành phố duy trì được tình trạng không tái nghèo. Dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%.

Đến năm 2020, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%

Đến năm 2020, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%

VOV.VN - Hiện có 10 tỉnh, thành phố duy trì được tình trạng không tái nghèo. Dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%.