Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, bệnh viện lo nguồn thu, dân lo chất lượng

VOV.VN -Điều chỉnh 88 giá dịch vụ y tế, người dân lo lắng chất lượng khám chữa bệnh. Bệnh viện gồng mình lo đảm bảo nguồn thu.

Những ngày qua, Ban giám đốc Bệnh viện Quận 2 TP HCM đang tính toán và lên kế hoạch cân đối tài chính để có thể đáp ứng được theo quy định của Thông tư 15 - Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 15/7, trong đó có 70 dịch vụ được điều chỉnh giảm trung bình từ 5% đến 24%.

Theo bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2, mỗi năm số lượt người khám bệnh tại đơn vị này khoảng 800.000 lượt người. Vì vậy, khi bắt đầu áp dụng Thông tư 15, chỉ tính riêng công khám chữa bệnh sẽ giảm đến 4,8 tỷ đồng/năm. Cùng với đó, một số giá dịch vụ khác giảm khoảng 8 tỷ đến 10 tỷ.

Thông tư 15 là bước tiến quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. (Ảnh minh họa: KT)

Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 1/7, hệ số lương cơ bản của nhân viên bệnh viện tăng lên, đây là niềm vui cho người lao động.

Tuy nhiên, bệnh viện phải tự trả phần lương tăng thêm này, nên việc áp dụng Thông tư 15 tại thời điểm này khiến cho bệnh viện sẽ phải gồng mình tính toán lại về khoản tài chính, thu – chi sao cho hợp lý. Đồng thời vẫn chú trọng khám chữa bệnh cho người dân, tập trung đảm bảo đời sống cho nhân viên y tế tại bệnh viện.

“Theo Thông tư 15, chúng tôi dừng tập trung đào tạo dài hạn tốn nhiều tiền. Theo đó, bệnh viện tạm thời giảm khoảng 20-30%. Ngoài ra, chúng tôi tăng cường chăm sóc ngoại viện, tăng cường các dịch vụ tiện ích”- bác sĩ Trần Văn Khanh cho biết.

Về việc giảm giá khiến các bệnh viện giảm nguồn thu, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định Bảo hiểm Y tế và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho rằng, sự điều chỉnh giá lần này của Bộ Y tế là sau một thời gian thực hiện Thông tư 37, năm 2015 về giá dịch vụ nhưng nhận thấy có nhiều sự không hợp lý trong việc xây dựng giá.

Nguyên nhân là thông tư về giá dịch vụ trước đây chỉ khảo sát ở các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tại những bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, mà sau đó lại áp vào các bệnh viện tuyến quận huyện. Vì vậy giá đó không hợp lý, dẫn tới sự điều chỉnh lại cho phù hợp.

Cũng theo ông Tuấn, mới đây, Bảo hiểm Xã hội cùng với Bộ Y tế, Bộ Tài chính đi khảo sát tại một số bệnh viện cho thấy vẫn có tình trạng các cơ sở y tế không đầu tư trang thiết bị đúng định mức như quy định đã làm, vì vậy phải điều chỉnh giá hợp lý hơn. Đồng thời trong quá trình khảo sát cho thấy một số vật tư được kết cấu trong giá nhưng không sử dụng đến….

“Bản chất không phải là điều chỉnh giảm, mà đó là bỏ ra ngoài giá dịch vụ y tế đó một số chi phí. Ví dụ như thuốc cản quang, trước đây kết cấu vào dịch vụ nhưng giờ bỏ ra, nên chúng ta tưởng là giảm. Hoặc một số dịch vụ giảm giá 50%, nhưng thực ra là trong định mức trước đây có tính toán nhầm nên điều chỉnh lại”- ông Dương Tuấn Đức cho biết.

Trước sức ép về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế ảnh hưởng đến nguồn thu của bệnh viện, nhiều người dân bày tỏ quan ngại về chất lượng khám chữa bệnh.

Chị Nguyễn Thị Tố Uyên, ngụ tại quận Tân Bình TP HCM cho rằng, điều quan tâm hơn hết là chất lượng khám chữa bệnh có ổn định và tăng lên, hay là giảm xuống theo giá dịch vụ và nguồn thu của bệnh viện.

“Tôi được biết, giá dịch vụ giảm thì nguồn thu của bệnh viện giảm, lương bác sĩ sẽ bị cắt giảm. Như vậy bác sĩ giỏi sẽ rời bỏ các bệnh viện công có thu nhập thấp để đi đến các bệnh viện tư có mức lương cao hơn. Như vậy người dân đi khám cũng nhiều thiệt thòi”- chị Uyên nói.

Về vấn đề này, Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế khẳng định: “Bộ Y tế cũng đã có sự chỉ đạo đối với các bệnh viện phải đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Hiện, các bệnh viện tìm các giải pháp, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của mình, như tăng cường đấu thầu, tiết kiệm các vật tư, hóa chất … để mà đảm bảo được chi phí. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện sử dụng nhân lực hợp lý”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Thông tư 15 là bước tiến quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; làm tăng quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế, góp phần làm tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời khuyến khích các cơ sở tuyến dưới phát triển kỹ thuật, tăng số đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, hạn chế chỉ định kỹ thuật, thủ thuật không cần thiết… Cũng theo Bộ Y tế, sắp tới ngành sẽ rà soát lại giá các dịch vụ khác và có thể sẽ cắt giảm thêm. Mục đích là hướng tới đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân, sự phát triển của bệnh viện mà vẫn đảm bảo cân đối quỹ Bảo hiểm Y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Bộ Y tế và BHXH còn ý kiến khác nhau về giá dịch vụ y tế?
Vì sao Bộ Y tế và BHXH còn ý kiến khác nhau về giá dịch vụ y tế?

VOV.VN - Bộ Y tế cho rằng Thông tư 15 giúp cân đối quỹ bảo hiểm, còn BHXH Việt  Nam lo ngại tình trạng lạm dụng chỉ định để tăng nguồn thu.

Vì sao Bộ Y tế và BHXH còn ý kiến khác nhau về giá dịch vụ y tế?

Vì sao Bộ Y tế và BHXH còn ý kiến khác nhau về giá dịch vụ y tế?

VOV.VN - Bộ Y tế cho rằng Thông tư 15 giúp cân đối quỹ bảo hiểm, còn BHXH Việt  Nam lo ngại tình trạng lạm dụng chỉ định để tăng nguồn thu.

Từ ngày 15/7, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế
Từ ngày 15/7, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế

VOV.VN - Từ 15/7 tới, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá hàng loạt các dịch vụ y tế ở tất cả các bệnh viện cùng hạng theo hướng giảm, nhằm cân đối quỹ.

Từ ngày 15/7, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Từ ngày 15/7, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế

VOV.VN - Từ 15/7 tới, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá hàng loạt các dịch vụ y tế ở tất cả các bệnh viện cùng hạng theo hướng giảm, nhằm cân đối quỹ.

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế có lợi cho ai?
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế có lợi cho ai?

VOV.VN -Theo Thông tư 15 của Bộ Y tế, tổng cộng có 88 dịch vụ được điều chỉnh về giá, trong đó có 70 dịch vụ được điều chỉnh giảm từ 5% đến 24%

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế có lợi cho ai?

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế có lợi cho ai?

VOV.VN -Theo Thông tư 15 của Bộ Y tế, tổng cộng có 88 dịch vụ được điều chỉnh về giá, trong đó có 70 dịch vụ được điều chỉnh giảm từ 5% đến 24%

Bác sĩ khám tối đa 65 bệnh nhân/bàn khám/ngày: Còn nhiều băn khoăn
Bác sĩ khám tối đa 65 bệnh nhân/bàn khám/ngày: Còn nhiều băn khoăn

VOV.VN -Thông tư 15 quy định mức cao nhất là 65 người/bàn khám là mức để BHYT chi trả tiền khám khiến nhiều người lo ngại về chất lượng khám bệnh.

Bác sĩ khám tối đa 65 bệnh nhân/bàn khám/ngày: Còn nhiều băn khoăn

Bác sĩ khám tối đa 65 bệnh nhân/bàn khám/ngày: Còn nhiều băn khoăn

VOV.VN -Thông tư 15 quy định mức cao nhất là 65 người/bàn khám là mức để BHYT chi trả tiền khám khiến nhiều người lo ngại về chất lượng khám bệnh.