Đình chỉ thi công toàn tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông

VOV.VN - Hà Nội đã đình chỉ thi công khoảng 1,5 tháng để kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Gần đây xảy ra nhiều sự cố tại các công trình đường sắt đô thị ở Hà Nội cho thấy công tác giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động chưa được coi trọng.

Về công tác đảm bảo an toàn thi công cho các công trình này, tại họp báo Chính phủ chiều 27/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết: Đối với sự cố tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết, đồng thời kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan; rút kinh nghiệm trong triển khai dự án, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã bị đình chỉ thi công toàn tuyến trong khoảng 1,5 tháng để kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan và đã 2 lần thay thế lãnh đạo chủ đầu tư dự án.

Dự án đường sắt đô thị, tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, đã chỉ đạo dừng thi công, điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường thi công và trật tự an toàn giao thông,..

Các Bộ, địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác này để bảo đảm an toàn hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết thêm: Để đảm bảo an toàn lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động; Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn QCVN 18:2014/BXD về an toàn trong xây dựng. Theo chức năng nhiệm vụ được giao, ngành LĐTB&XH cùng các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện việc kiểm tra an toàn lao động trên công trường.

Để tăng cường quản lý về chất lượng, hạn chế các sự cố, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động, chất lượng công trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thúc” tiến độ nhà ga đường sắt Cát Linh-Hà Đông
“Thúc” tiến độ nhà ga đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Hiện có 7/12 nhà ga hoàn thành phần thi công kết cấu phần dưới, bắt đầu thi công kết cấu phần trên.

“Thúc” tiến độ nhà ga đường sắt Cát Linh-Hà Đông

“Thúc” tiến độ nhà ga đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Hiện có 7/12 nhà ga hoàn thành phần thi công kết cấu phần dưới, bắt đầu thi công kết cấu phần trên.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức hoạt động từ tháng 3/2016
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức hoạt động từ tháng 3/2016

VOV.VN -Cuối năm 2015, Dự án đường sắ Cát Linh – Hà Đông phải cơ bản phải xong phần hạ tầng, có một số đoàn tàu hoạt động thử

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức hoạt động từ tháng 3/2016

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức hoạt động từ tháng 3/2016

VOV.VN -Cuối năm 2015, Dự án đường sắ Cát Linh – Hà Đông phải cơ bản phải xong phần hạ tầng, có một số đoàn tàu hoạt động thử

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ hơn 3 tháng
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ hơn 3 tháng

VOV.VN - Theo dự kiến ban đầu, dự án đường hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 12/2015

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ hơn 3 tháng

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ hơn 3 tháng

VOV.VN - Theo dự kiến ban đầu, dự án đường hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 12/2015

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông vì sao đội vốn?
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông vì sao đội vốn?

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra đã khiến dự án bị “đội” vốn lên 868,06 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông vì sao đội vốn?

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông vì sao đội vốn?

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra đã khiến dự án bị “đội” vốn lên 868,06 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu.