Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra, giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM

VOV.VN - Đoàn công tác do TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế làm Trưởng đoàn. Đây là đoàn kiểm tra số 1 trong số 6 đoàn kiểm tra của Bộ Y tế theo quyết định ngày 3/10.

Chiều nay (6/10), Đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại TP HCM. Đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, kết quả giải trình tự gen, virus gây bệnh ở nữ bệnh nhân tại TP.HCM khác hẳn với nhánh virus gây bệnh ở khu vực Trung Tây Phi trước đó.

Đoàn công tác do TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế làm Trưởng đoàn. Đây là đoàn kiểm tra số 1 trong số 6 đoàn kiểm tra của Bộ Y tế theo quyết định ngày 3/10.

Tại buổi làm việc, BSCKII. Nguyễn Lê Như Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM báo cáo sơ bộ với Đoàn về kế hoạch tiếp nhận, điều trị bệnh nhân và tình hình sức khỏe của ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên điều trị tại bệnh viện.

Theo bác sĩ Tùng, từ ngày 27/5/2022, ngay khi có những ca bệnh xuất hiện lẻ tẻ ở một số quốc gia, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã chủ động xây dựng kế hoạch, quy trình tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là sự chủ động rất sớm của bệnh viện, trước khi có những hướng dẫn chính thức từ Bộ Y tế .

Về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được tiếp nhận từ Bệnh viện Da liễu TP,  Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, hiện tình hình sức khỏe bệnh nhân ổn định, hoàn toàn không có dấu hiệu gì đe dọa đến tính mạng; những nốt đậu đã dần biến mất và gần như hồi phục, các xét nghiệm vi sinh đã cho kết quả âm tính. Hướng xử lý tiếp theo là bệnh nhận được tiếp tục theo dõi đủ thời gian cách ly theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Bệnh nhân sẽ được xuất viện sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn của các hướng dẫn đó.

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Đoàn công tác của Bộ Y tế đánh giá cao công tác chủ động phòng chống và kịch bản ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ của TP.HCM. Đoàn yêu cầu TP.HCM cần rà soát, cập nhật lại kế hoạch phù hợp hơn với tình hình thực tế. Bởi hiện nay TP đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xuất hiện ca bệnh. Về ca bệnh này, kết quả giải trình tự gen, virus gây bệnh ở nữ bệnh nhân này khác hẳn nhánh virus gây bệnh ở khu vực Trung Tây Phi trước đó.

Tiến sĩ Hoàng Văn Ngọc, Cục Y tế dự phòng, thành viên Đoàn công tác cho biết thêm: “Về ca bệnh này, chúng tôi thấy rằng TP.HCM đã xử lý rất nhanh, kịp thời. Đặc biệt, chúng ta có cả kết quả xét nghiệm gen rất chi tiết. Hiện nay bệnh đậu mùa khỉ đã được Tổ chức y tế thế giới đã phân rất rõ các nhánh virus gây bệnh gồm: nhánh Clade I và nhánh Clade II. Chúng ta xác định ở Việt Nam là nhánh Clade II B rất rõ. Nhánh này khác hẳn so với virus gây bệnh ở khu vực Trung Tây Phi trước đó”.

Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng ghi nhận thành công bước đầu của ngành y tế TP.HCM khi chưa có ca nào lây bệnh, sau khi bệnh nhân này trở về nước. Đồng thời đề nghị, Sở Y tế TP.HCM tiếp tục chủ động tham mưu cho UBND thành phố về kịch bản đáp ứng với dịch bệnh đậu mùa khỉ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên toàn địa bàn thành phố, nhất là các quận nhạy cảm, sân bay Tân Sơn Nhất…

Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế lưu ý và chỉ đạo ngành y tế TP.HCM: “Ngoài việc kiểm dịch y tế, Sở Y tế TP.HCM phải chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp có các triệu chứng lâm sàng nghi đậu mùa khỉ khi đến khám tại các bệnh viện. Đặc biệt chỉ đạo việc chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm tại các bệnh viện, bảo vệ cho các cán bộ y tế.

Đồng thời chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các phòng khám da liễu tại thành phố để chúng ta tăng cường cảnh giác với những trường hợp đến khám và điều trị tại khu vực tư nhân này”.

Trước khi họp với các đơn vị chức năng liên quan của TP.HCM, Đoàn đã thăm, kiểm tra công tác kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biện pháp nào để kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh đậu mùa khỉ?
Biện pháp nào để kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh đậu mùa khỉ?

VOV.VN - Ca bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận ở Việt Nam cũng là chủng của Tây Phi. Dù không dễ lây lan như Covid-19, song người dân cần có thông tin để nhận biết và phòng ngừa bệnh dịch này. Vậy biện pháp nào cần được triển khai để khoanh vùng, kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh dịch?

Biện pháp nào để kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh đậu mùa khỉ?

Biện pháp nào để kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh đậu mùa khỉ?

VOV.VN - Ca bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận ở Việt Nam cũng là chủng của Tây Phi. Dù không dễ lây lan như Covid-19, song người dân cần có thông tin để nhận biết và phòng ngừa bệnh dịch này. Vậy biện pháp nào cần được triển khai để khoanh vùng, kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh dịch?

Đà Nẵng xây dựng 3 tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Đà Nẵng xây dựng 3 tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

VOV.VN - Sở Y tế TP Đà Nẵng đã lên phương án phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, đáp ứng khẩn cấp, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng.

Đà Nẵng xây dựng 3 tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Đà Nẵng xây dựng 3 tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

VOV.VN - Sở Y tế TP Đà Nẵng đã lên phương án phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, đáp ứng khẩn cấp, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng.

Thông tin mới nhất về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam
Thông tin mới nhất về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam

VOV.VN - Chiều 4/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông tin tình hình sức khỏe của ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam. Các bác sĩ nhận định, bệnh chưa lây ra cộng đồng khi bệnh nhân về Việt Nam, các địa phương cần tăng cường phòng chống dịch.

Thông tin mới nhất về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam

Thông tin mới nhất về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam

VOV.VN - Chiều 4/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông tin tình hình sức khỏe của ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam. Các bác sĩ nhận định, bệnh chưa lây ra cộng đồng khi bệnh nhân về Việt Nam, các địa phương cần tăng cường phòng chống dịch.