Bế mạc ADMM: Vì một ASEAN Hòa bình-An ninh-Thịnh vượng

VOV.VN - Sau hai ngày họp với nhiều văn kiện được thông qua đáng chú ý là hai Tuyên bố chung, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 10 hôm 16/11 bế mạc thành công tốt đẹp.

Diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức đang nổi lên, các cuộc họp chứng kiến không ít quan điểm khác biệt, nhưng các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác vẫn gặp nhau ở điểm cốt lõi đó là kiến tạo lòng tin, là hợp tác, đối thoại để tránh đối đầu.

Tại hội nghị ADMM 17, các nước ASEAN đều ghi nhận sự phức tạp của những mối đe dọa và thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Sự chuyển dịch địa chính trị và địa chiến lược trong khu vực và tác động của cạnh tranh nước lớn có thể ảnh hưởng đến an ninh và thịnh vượng của ASEAN. Trong bối cảnh đó, giải quyết các thách thức an ninh hướng tới một khu vực ổn định là mục tiêu chung của các nước ASEAN và  một ASEAN đoàn kết là chìa khóa để tạo dựng một cộng đồng ASEAN an toàn hơn, thịnh vượng hơn và kiên cường hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto – Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 2023 nhấn mạnh: "Hòa bình và an ninh là những nền tảng cơ bản cho sự thịnh vượng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nếu không có một khu vực ổn định và an toàn, không thể thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và đảm bảo phúc lợi cho xã hội và người dân. Do đó, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17 nhằm mục đích giải quyết các thách thức an ninh có thể cản trở việc hiện thực hóa chủ đề ASEAN, thông qua thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng trong khu vực. ADMM 2023 cũng tìm cách tăng cường cấu trúc an ninh và thúc đẩy một môi trường  thuận lợi ở khu vực cũng như trên thế giới".

Ngoài các kế hoạch hợp tác nội khối cũng như giữa ASEAN với các đối tác,  nhiều nước đã nêu ý kiến về các vấn đề như cuộc xung đột tại Ukraine, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, tình hình Myanmar, tình hình Bán đảo Triều Tiên…Mặc dù còn nhiều khác biệt trong lập trường đối với các vấn đề đang nổi lên nhưng các nước đều khẳng định giá trị của hòa bình, ổn định.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara nhấn mạnh: Trong kỷ nguyên công nghệ và kết nối, các mối đe dọa ngày càng trở nên phức tạp và không phân biệt biên giới. Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, vấn đề Myanmar vẫn là những điểm nóng có thể gây bất ổn cho khu vực. Vì vậy, tôi kêu gọi ủng hộ các giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp và tìm kiếm sự hợp tác hơn là cạnh tranh. Nhật Bản cho rằng sử dụng vũ lực sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai và  tất cả các bên phải tự kiềm chế để ngăn chặn những hành động gây thêm căng thẳng.

An ninh biển, trong đó có Biển Đông được đề cập nhiều trong bài phát biểu của các nước. Các nước đều nhấn mạnh tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNLOS 1982). An ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phải được đảm bảo. Các nước, trong đó có Trung Quốc, bày tỏ mong muốn sớm hoàn tất một Bộ quy tắc ứng xử  ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng phức tạp, các đối tác của ASEAN đều thể hiện sự coi trọng đối với ADMM+, một cơ chế hợp tác quan trọng của cấu trúc an ninh khu vực, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loyid Austin khẳng định:

Mỹ mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với ASEAN ngày càng hiệu quả, thực chất vì hòa bình và an ninh ở khu vực, thông qua các cuộc diễn tập chung hay Chương trình các nhà lãnh đạo quốc phòng mới nổi Hoa Kỳ-ASEAN. An ninh biển đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với an ninh khu vực và cần phải đảm bảo tự do, rộng mở của các tuyến hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế.

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị,  Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự  các hội nghị. Bộ trưởng Phan Văn Giang đã có những phát biểu tại các hội nghị, với những đề xuất quan trọng đóng góp trách nhiệm vào thành công chung của chuỗi Hội nghị. Sự tham dự của Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định vai trò là một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN, nói chung, trong hợp tác kênh quốc phòng-quân sự ASEAN nói riêng, góp phần thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác ngày càng thực chất, hiệu quả.

Với những thành công chung nước chủ tịch Indonesia 2023, Chủ tịch ASEAN 2024 CHDCND Lào cho biết tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường hợp tác với các đối tác và hiện thực hóa chủ đề vì một khu vực ASEAN hòa bình, an ninh và vững vàng trước các thách thức.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ bàn giao chức chủ tịch ADMM và ADMM+ cho Lào
Lễ bàn giao chức chủ tịch ADMM và ADMM+ cho Lào

VOV.VN - Chiều nay (16/11), Lễ bàn giao chức Chủ tịch ADMM và ADMM+ đã được tổ chức trang trọng tại Jakarta, Indonesia. Bộ Quốc phòng Lào đã chính thức trở thành Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) trong năm 2024.

Lễ bàn giao chức chủ tịch ADMM và ADMM+ cho Lào

Lễ bàn giao chức chủ tịch ADMM và ADMM+ cho Lào

VOV.VN - Chiều nay (16/11), Lễ bàn giao chức Chủ tịch ADMM và ADMM+ đã được tổ chức trang trọng tại Jakarta, Indonesia. Bộ Quốc phòng Lào đã chính thức trở thành Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) trong năm 2024.

ADMM+ kiến tạo lòng tin, đối thoại thay đối đầu
ADMM+ kiến tạo lòng tin, đối thoại thay đối đầu

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 10 (ASEAN và 8 nước đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ) bế mạc hôm nay (16/11) tại thủ đô Jakarta với Tuyên bố chung chuyên đề của các Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+ về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

ADMM+ kiến tạo lòng tin, đối thoại thay đối đầu

ADMM+ kiến tạo lòng tin, đối thoại thay đối đầu

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 10 (ASEAN và 8 nước đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ) bế mạc hôm nay (16/11) tại thủ đô Jakarta với Tuyên bố chung chuyên đề của các Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+ về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

Hội nghị ADMM-17: Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác ASEAN - Mỹ
Hội nghị ADMM-17: Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác ASEAN - Mỹ

VOV.VN - Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác giữa Mỹ với các nước ASEAN, đặc biệt trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng không chính thức ASEAN - Mỹ diễn ra tại thủ đô Jakara, Indonesia.

Hội nghị ADMM-17: Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác ASEAN - Mỹ

Hội nghị ADMM-17: Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác ASEAN - Mỹ

VOV.VN - Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác giữa Mỹ với các nước ASEAN, đặc biệt trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng không chính thức ASEAN - Mỹ diễn ra tại thủ đô Jakara, Indonesia.

ADMM17 thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình thịnh vượng và an ninh
ADMM17 thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình thịnh vượng và an ninh

VOV.VN - Hôm nay (15/11), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 17 đã diễn ra tốt đẹp tại thủ đô Jakarta của Indonesia với việc thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh.

ADMM17 thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình thịnh vượng và an ninh

ADMM17 thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình thịnh vượng và an ninh

VOV.VN - Hôm nay (15/11), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 17 đã diễn ra tốt đẹp tại thủ đô Jakarta của Indonesia với việc thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh.