Đột phá xóa xã, thôn ĐBKK của tỉnh Quảng Ninh: “Bà đỡ” không làm thay

VOV.VN - Giảm nghèo bền vững là "cuộc chiến" không dễ dàng, nhất là với những địa phương có tới 6-7 xã trong diện đặc biệt khó khăn như các huyện miền núi Ba Chẽ, Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. Để thoát nghèo bền vững, tiếp tục cần sự vun vén, hỗ trợ của “bà đỡ”.

>> Đề án 196 - Cách làm sáng tạo của Quảng Ninh

LTS: Trong bài viết trước, chúng tôi đã phản ánh cách làm sáng tạo của tỉnh Quảng Ninh thông qua Đề án 196 giúp 22 xã, 11 thôn thuộc 8 huyện, thị, thành phố của địa phương này ra khỏi diện đặc biệt khó khăn vào cuối năm 2019. Để thoát nghèo bền vững, tiếp tục cần sự vun vén, hỗ trợ của “bà đỡ”. Tuy nhiên hỗ trợ như thế nào để không xảy ra tái nghèo? Đây cũng là nội dung bài viết sau đây.

Giảm nghèo bền vững là "cuộc chiến" không dễ dàng, nhất là với những địa phương có tới 6-7 xã trong diện đặc biệt khó khăn như các huyện miền núi Ba Chẽ, Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. Để tạo đột phá trong thoát nghèo, Đề án 196 của tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ nguồn lực gấp 7 lần so với chương trình 135 với bình quân 14 tỷ đồng/xã/năm. Nguồn vốn này cùng với sự hỗ trợ từ kênh xã hội hóa nhằm tập trung hoàn thiện hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng và nhà ở, trường học, trạm y tế tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

"Bà con mong muốn tiếp tục được vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình như chăn nuôi bò, dê, gà lợn. Nếu các doanh nghiệp vào tạo việc làm tại địa phương thì sẽ giúp nâng cao đời sống và người dân sẽ quen với tác phong công nghiệp. Với những sản phẩm OCOP, nhà nước tiếp tục hỗ trợ bà con quy trình sản xuất an toàn, sạch để bán được trong nước và ngoài nước", một số người dân Bình Liêu, Ba Chẽ chia sẻ.

Theo Bà Đinh Thị Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ: "Thời gian tới, chúng tôi mong muốn có thêm các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số như hiện đang thực hiện. Một mặt nữa cũng nghiên cứu để có cơ chế, chính sách đặc thù đối với vùng ĐBKK, tránh hỗ trợ trực tiếp; đối với các hộ nghèo mà có đầy đủ các điều kiện lao động, tư liệu sản xuất thì chúng ta nên giảm dần đầu tư trực tiếp mà đầu tư cho vùng nghèo có điều kiện tốt hơn phát triển toàn vùng”.

Suy cho cùng, mục tiêu của chương trình 135 hay Đề án 196 của tỉnh Quảng Ninh đều hướng tới là đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của người dân, trang bị kiến thức, phương pháp để người dân biết nuôi con gì, trồng cây gì phù hợp điều kiện tự nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm...

Vậy nhưng, với mức thu nhập bình quân thấp, sinh kế của đồng bào chủ yếu vẫn là tự cấp tự túc, nông sản làm ra chưa tiếp cận được với thị trường nên tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn vừa thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn còn cao. Đây cũng là nguyên nhân của tình trạng tái nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn nơi vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như phát biểu của ông Hoàng Văn Tằng, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu: “Trên địa bàn của chúng tôi, thời tiết khắc nghiệt, bà con chủ yếu phát triển nông lâm nghiệp; dịch vụ rất ít. Chúng tôi đưa bà con vào tập trung sản xuất, trồng cây dong giềng, vận động bà con dồn thửa, áp dụng KHKT trồng thâm canh, tạo năng suất cao, tạo việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, đối với phát triển sản xuất còn liên quan, gắn 3 chương trình: Doanh nghiệp, khoa học kỹ thuật - Người dân - Tiêu thụ sản phẩm. Người dân làm tốt rồi nhưng còn công nghệ, bao tiêu sản phẩm?. Ở Đồng Tâm làm rất nhiều mô hình nhưng khâu tiêu thụ hàng hóa chưa tốt, chăn nuôi cũng vậy”.

Ông Võ Văn Bẩy, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Uỷ ban Dân tộc cho rằng, những đề án, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới cần bám sát Nghị quyết 120 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và tiếp tục có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của địa phương.

"Tới đây, Chính phủ sẽ thay thế chuẩn nghèo mới, diện những thôn xã theo trình độ phát triển của tỉnh Quảng Ninh sẽ thay đổi. Trong thời gian tới, việc thực hiện một đề án mới cho giai đoạn sau 2020 sẽ khó hơn. Bởi vì, những hạ tầng lớn, chúng ta đã làm rồi, lõi nghèo ở những hộ, những thôn rất khó khăn, khó thoát nghèo nhanh được.Trong thực hiện đề án tới, cần phải có một cách làm phải khác, nội dung khác. Hy vọng trong thời gian tới nữa, mức sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, có đông đồng bào DTTS của Quảng Ninh sẽ gần với mức sống của các vùng khác trên địa bàn tỉnh. Với quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và thời gian tới, tôi tin rằng tỉnh Quảng Ninh sẽ làm được”.

Việc Quảng Ninh có riêng một đề án đặc biệt, dành nguồn lực lớn đưa 22 xã, 11 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn cho thấy quyết tâm của chính quyền các cấp trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giúp vùng DTTS tiệm cận được những ưu đãi về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Hình ảnh những con đường đất lầy lội trơn trượt mỗi trận mưa hay những thôn bản "trắng" hạ tầng cơ sở dần chỉ còn là ký ức nhắc nhớ mỗi người dân về tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất phương án giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo
Đề xuất phương án giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo

VOV.VN - Ngân hàng CSXH Việt Nam đang đề xuất phương án giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo và giảm 10% với các đối tượng chính sách ở các chương trình khác.

Đề xuất phương án giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo

Đề xuất phương án giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo

VOV.VN - Ngân hàng CSXH Việt Nam đang đề xuất phương án giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo và giảm 10% với các đối tượng chính sách ở các chương trình khác.

Giảm nghèo nhờ áp dụng kỹ thuật trong sản xuất
Giảm nghèo nhờ áp dụng kỹ thuật trong sản xuất

VOV.VN - Mô hình trồng lạc hàng hóa là một bước thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sự chuyển đổi trong tập quán, cách làm của người dân.

Giảm nghèo nhờ áp dụng kỹ thuật trong sản xuất

Giảm nghèo nhờ áp dụng kỹ thuật trong sản xuất

VOV.VN - Mô hình trồng lạc hàng hóa là một bước thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sự chuyển đổi trong tập quán, cách làm của người dân.

Kết quả giảm nghèo ở vùng dân tộc miền núi chưa bền vững
Kết quả giảm nghèo ở vùng dân tộc miền núi chưa bền vững

VOV.VN -Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho DTTS còn manh mún, dàn trải, một số chính sách trùng lặp về nội dung và đối tượng thụ hưởng.

Kết quả giảm nghèo ở vùng dân tộc miền núi chưa bền vững

Kết quả giảm nghèo ở vùng dân tộc miền núi chưa bền vững

VOV.VN -Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho DTTS còn manh mún, dàn trải, một số chính sách trùng lặp về nội dung và đối tượng thụ hưởng.