Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

VOV.VN - Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

 

Sau nhiều năm đình trệ, khi nguồn vốn và các cơ chế chính sách được tháo gỡ, hiện các gói thầu tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được chủ đầu tư cũng như các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuy nhiên để bứt tốc về đích, dự án cần được sớm gỡ thêm một số vướng mắc, nhất là nguồn vật liệu cát đắp nền, cũng như đấu thầu lại một số hạng mục quan trọng.

Để hiểu rõ hơn về tiến độ thi công và hướng gỡ khó cho một số vướng mắc vẫn còn tồn tại PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đặng Hữu Vị - Giám đốc Ban quản lý các đường cao tốc phía Nam.

PV: Sau khi dự án tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành được thi công trở lại, đến nay tiến độ dự án có được đảm bảo theo yêu cầu không, thưa ông?

Ông Đặng Hữu Vị: Tiến độ của dự án Bến Lức - Long Thành đến nay vẫn đáp ứng được theo yêu cầu của chủ đầu tư của Chính phủ. Các nhà thầu hiện nay cũng đã cơ bản huy động đầy đủ tất cả những thiết bị cũng như vật liệu để thi công trên công trường. Hiện nay, về cơ bản, phần nền của gói thầu A6.1 đã hoàn thành và nhà thầu cũng đang triển khai công tác thi công làm móng mặt đường.

Đến nay, phần móng mặt hiện cơ bản đã gần hoàn thành. Dự kiến trong tháng 4 sẽ hoàn thành toàn bộ phần móng mặt đường và sẽ kết cấu móng đường. Sẽ hoàn thành kết cấu mặt đường đối với những vị trí không bị ảnh hưởng bởi công tác xử lý đất yếu trong tháng 4 này.

PV: Liên quan tới gói thầu J3 vừa qua, chủ đầu tư (VEC) cũng đã tổ chức đấu thầu lại. Tuy nhiên, cũng đã không có nhà thầu nào tham gia. Vậy vấn đề này chúng ta sẽ đề suất xử lý như thế nào, thưa ông?

Ông Đặng Hữu Vị: Công tác lựa chọn gói thầu J3 thì VEC cũng đã triển khai rồi. Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 03, mở thầu theo quy định của JICA là nhà thầu Nhật Bản, thì không có nhà thầu nào tham gia.

Do đó, bây giờ VEC cũng đang báo cáo các bộ ban ngành và Chính phủ, cũng như Jica, để thống nhất điều chỉnh Hiệp Định vay vốn của Jica, cho phép những nhà thầu Việt Nam và Nhật Bản có thể tham gia để thi công phần còn lại của gói thầu J3. Về chủ đầu tư, Vec cũng đang tích cực làm việc với các bộ ban ngành Chính phủ và Jica để tháo gỡ vướng mắc.

Bây giờ liên quan đến công tác mời thầu của gói thầu J3, vẫn đang phụ thuộc vào việc chấp thuận đề xuất của VEC cho phép sử dụng nhà thầu Việt Nam để thi công phần còn lại của gói thầu J3.

PV: Như vậy, nếu chậm trễ trong việc đấu thầu gói thầu J3, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến vào tháng 9/2025, thưa ông?

Ông Đặng Hữu Vị: Hiện nay, chúng tôi cũng đang cố gắng bám theo tiến độ đã được Chính phủ phê duyệt và đang thực hiện chỉ đạo, và nhà thầu cũng đang triển khai theo đúng tiến độ đề ra.

Chỉ có đường găng là hợp đồng J3 vẫn đang phụ thuộc vào việc chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền

PV: Thưa ông, hiện nay các dự án công trình giao thông đang gặp không ít khó khăn về việc thiếu nguồn cát san lấp, đắp nề. Vậy đối với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, chúng ta thiếu hụt khoảng bao nhiêu và vấn đề này sẽ được xử lý ra sao để không ảnh hưởng đến tiến độ của dự án?

Ông Đặng Hữu Vị: Đến nay, về phía Vec đã có báo cáo với Bộ Giao thông về việc thiếu khoảng 700.000 khối cát cho toàn bộ gói thầu, cả đoạn phía Tây và phía Đông. Đối với dự án Bến Lức - Long Thành, khối lượng cát cho phần xử lý đất yếu không thể thay thế bằng vật liệu khác được vì phần này yêu cầu cần cát để làm mặt bằng hoàn thiện trước khi thi công, sau đó mới cắm mức thấm và gia tải thì việc này bắt buộc phải có nguồn cát.

Đến thời điểm hiện tại, nhà thầu đang cố gắng huy động cát cho các công tác xử lý đất yếu bằng mức thấm và kết hợp với gia tải. Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn từ khi triển khai lại gói thầu A6 từ tháng 04 năm ngoái đến thời điểm hiện nay. Chúng tôi đang cố gắng để khắc phục việc thiếu hụt nguồn cát. Hiện nay, các nhà thầu đang nỗ lực huy động hết các khả năng của họ để đảm bảo cung cấp đầy đủ cát cho việc xử lý đất yếu.

Đối với những phạm vi không bị ảnh hưởng bởi công tác xử lý đất yếu, nhà thầu đã huy động các vật liệu thay thế như đất sỏi đồi hoặc đá đầu cần để đắp, và những vật liệu này đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật của dự án. Đến nay, các phần không bị ảnh hưởng bởi việc xử lý đất yếu cũng đang đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài 57,8 km, đi qua các tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai, tổng mức đầu tư 31.320 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý 3-2025. Sau khi đưa vào khai thác, cao tốc không chỉ giải quyết vấn đề ách tắc cho TP.HCM mà còn tạo sự liên kết, kết nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với các cảng biển, sân bay Long Thành và khu vực Đông Nam Bộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn "chốt" nhà đầu tư thực hiện Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Lạng Sơn "chốt" nhà đầu tư thực hiện Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

VOV.VN - UBND tỉnh Lạng Sơn chính thức chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT, với nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước là gần 5.500 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp ở mức hơn 5.500 tỷ đồng.

Lạng Sơn "chốt" nhà đầu tư thực hiện Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Lạng Sơn "chốt" nhà đầu tư thực hiện Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

VOV.VN - UBND tỉnh Lạng Sơn chính thức chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT, với nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước là gần 5.500 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp ở mức hơn 5.500 tỷ đồng.

Tính phương án cưỡng chế GPMB cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Tính phương án cưỡng chế GPMB cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

VOV.VN - Tại huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk, có hơn 92ha đất của 212 hộ dân ở các xã Cư Pui và Cư Drăm thuộc diện buộc thu hồi để xây dựng Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Đến thời điểm này, trên 95% diện tích đã được các hộ bàn giao và nhận hỗ trợ, chỉ còn 25 hộ chưa chấp thuận phương án di dời và bàn giao mặt bằng.

Tính phương án cưỡng chế GPMB cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Tính phương án cưỡng chế GPMB cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

VOV.VN - Tại huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk, có hơn 92ha đất của 212 hộ dân ở các xã Cư Pui và Cư Drăm thuộc diện buộc thu hồi để xây dựng Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Đến thời điểm này, trên 95% diện tích đã được các hộ bàn giao và nhận hỗ trợ, chỉ còn 25 hộ chưa chấp thuận phương án di dời và bàn giao mặt bằng.

Cấm xe vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Giải pháp cắt ngọn tỉa cành?
Cấm xe vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Giải pháp cắt ngọn tỉa cành?

VOV.VN - Đường cao tốc xuyên Việt thực sự là niềm mong mỏi của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp. Thế nhưng, liên tục các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc, đặc biệt là trên đoạn La Sơn - Túy Loan đã khiến cho các nhà quản lý “vò đầu bứt tóc”.

Cấm xe vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Giải pháp cắt ngọn tỉa cành?

Cấm xe vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Giải pháp cắt ngọn tỉa cành?

VOV.VN - Đường cao tốc xuyên Việt thực sự là niềm mong mỏi của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp. Thế nhưng, liên tục các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc, đặc biệt là trên đoạn La Sơn - Túy Loan đã khiến cho các nhà quản lý “vò đầu bứt tóc”.

Sớm thi công, đưa vào sử dụng 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam
Sớm thi công, đưa vào sử dụng 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Bộ GTVT chỉ đạo, với 8 trạm dừng nghỉ đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư, các Ban QLDA sẵn sàng hồ sơ để triển khai thực hiện và hoàn thành sớm nhất có để phục vụ nhân dân, sớm lựa chọn nhà đầu tư các hệ thống giao thông thông thông minh ITS.

Sớm thi công, đưa vào sử dụng 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam

Sớm thi công, đưa vào sử dụng 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Bộ GTVT chỉ đạo, với 8 trạm dừng nghỉ đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư, các Ban QLDA sẵn sàng hồ sơ để triển khai thực hiện và hoàn thành sớm nhất có để phục vụ nhân dân, sớm lựa chọn nhà đầu tư các hệ thống giao thông thông thông minh ITS.

Cấm xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn là đẩy khó cho địa phương?
Cấm xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn là đẩy khó cho địa phương?

VOV.VN - Lệnh cấm một số phương tiện đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn bị cho là chưa sát thực tế, thiếu cơ sở khoa học, không khác gì đẩy rủi ro về cho địa phương và người dân tỉnh Quảng Trị.

Cấm xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn là đẩy khó cho địa phương?

Cấm xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn là đẩy khó cho địa phương?

VOV.VN - Lệnh cấm một số phương tiện đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn bị cho là chưa sát thực tế, thiếu cơ sở khoa học, không khác gì đẩy rủi ro về cho địa phương và người dân tỉnh Quảng Trị.