Dùng giấy xét nghiệm Covid-19 giả để nhập cảnh Đài Loan, lao động có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, lao động nhập cảnh hoặc quá cảnh tại các sân bay Đài Loan phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa thông tin về các thủ tục cần thiết trước khi xuất cảnh đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc).

Cụ thể, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhằm ngăn chặn việc lây lan của dịch bệnh Covid-19, từ ngày 1/12/2020 đến ngày 28/2/2021 người lao động nhập cảnh hoặc quá cảnh tại các sân bay Đài Loan phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR trong vòng 3 ngày làm việc trước ngày xuất cảnh sang Đài Loan.

Giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR phải được cấp bởi cơ quan y tế có thẩm quyền. Giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính phải được viết bằng tiếng Anh, hoặc tiếng Trung hoặc cả tiếng Anh và tiếng Trung và phải bao gồm các thông tin sau: tên của hành khách như ghi trên hộ chiếu, ngày sinh hoặc số hộ chiếu của người xuất cảnh, ngày lấy mẫu xét nghiệm, ngày báo cáo xét nghiệm, tên virus xét nghiệm, kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm.

Giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính có thể bằng bản gốc, bản chụp hoặc bản điện tử với điều kiện nội dung và các thông tin trên đó rõ ràng, có thể xác thực được và chính xác. Kỹ thuật xét nghiệm âm tính phải là kỹ thuật xét nghiệm Axit Nucleic (chẳng hạn PCR, RT-PCR, NAA, NAT và các kỹ thuật khác). Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch học bằng cách phát hiện kháng nguyên (Ag) hoặc kháng thể (IgG hoặc IgM) trong máu sẽ không được chấp nhận.

Sau khi nhập cảnh hoặc quá cảnh Đài Loan, nếu bị phát hiện cung cấp giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính giả mạo hoặc kết quả xét nghiệm sai sự thật, hoặc từ chối, trốn tránh hoặc cản trở các biện pháp cách ly, thì người lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000 Đài tệ đến 150.000 Đài tệ.

Ngoài ra, người lao động cung cấp kết quả xét nghiệm giả mạo hoặc sai sự thật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không dùng khái niệm “xuất khẩu lao động”
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không dùng khái niệm “xuất khẩu lao động”

VOV.VN - “Từ nay không dùng khái niệm “xuất khẩu lao động” mà sử dụng từ trong luật: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không dùng khái niệm “xuất khẩu lao động”

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không dùng khái niệm “xuất khẩu lao động”

VOV.VN - “Từ nay không dùng khái niệm “xuất khẩu lao động” mà sử dụng từ trong luật: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.

Phải xử lý nghiêm đơn vị đưa lao động đi xuất khẩu “chui”
Phải xử lý nghiêm đơn vị đưa lao động đi xuất khẩu “chui”

VOV.VN -Cần làm rõ khoản phí phải nộp khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là bao nhiêu, nếu lợi dụng, làm trái là vi phạm pháp luật và phải xử lý.

Phải xử lý nghiêm đơn vị đưa lao động đi xuất khẩu “chui”

Phải xử lý nghiêm đơn vị đưa lao động đi xuất khẩu “chui”

VOV.VN -Cần làm rõ khoản phí phải nộp khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là bao nhiêu, nếu lợi dụng, làm trái là vi phạm pháp luật và phải xử lý.

Bắt nữ giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng
Bắt nữ giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng

VOV.VN - Nữ “giám đốc” từ Hà Nội vào Hà Tĩnh nhận hàng chục bộ hồ sơ và 1,2 tỷ tiền đặt cọc để đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng thực chất chỉ là lừa đảo.

Bắt nữ giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng

Bắt nữ giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng

VOV.VN - Nữ “giám đốc” từ Hà Nội vào Hà Tĩnh nhận hàng chục bộ hồ sơ và 1,2 tỷ tiền đặt cọc để đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng thực chất chỉ là lừa đảo.