Đường 700 tỷ chậm tiến độ lại thêm sạt lở

VOV.VN - Sau đợt mưa lũ lớn, Dự án Nâng cấp, cải tạo Đường tỉnh 601 (ĐT601) thành phố Đà Nẵng sạt lở nghiêm trọng. Đến nay, công trình vẫn chưa được sửa chữa xong. Dự án này chậm tiến độ, nay lại thêm sạt lở nghiêm trọng, người dân mong muốn chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công.

Mấy ngày nay, thời tiết tại Đà Nẵng nắng ráo nhưng trên công trường thi công dự án nâng cấp cải tạo ĐT 601 đoạn qua xã Hòa Liên không nhiều xe máy, phương tiện thi công. Đây là dự án động lực trọng điểm của thành phố nhưng chậm tiến độ do vướng mặt bằng. Dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT 601 được phê duyệt với tổng kinh phí hơn 643 tỷ đồng, khởi công tháng 5/2020 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 9/2022 nhưng đến nay vẫn còn nham nhở những ổ gà, ổ voi. Ngày 18/10 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8 (kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Đà Nẵng thông qua Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Theo đó, HĐND thành phố Đà Nẵng điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 720 tỷ đồng do điều chỉnh bổ sung chi phí đền bù, giải tỏa.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch HĐND xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, cử tri địa phương mong mỏi thành phố đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

“Nguyện vọng, mong muốn của người dân là đẩy nhanh tiến độ thi công đường ĐT 601 để người dân đi lại thuận lợi, giúp học sinh đi lại an toàn hơn. Nguyện vọng của người dân là những đoạn có mặt bằng rồi thì cố gắng đẩy nhanh tiến độ”, bà Nguyễn Thị Hạnh nói.

Trong khi dự án chậm tiến độ đoạn qua xã Hòa Liên thì đợt mưa lũ lớn vừa qua khiến những đoạn thi công hoàn chỉnh qua xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang sạt lở nghiêm trọng.

Ông Trương Thanh Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, sau mưa lũ lớn, địa phương đã kiểm tra phát hiện 33 điểm sạt lở nặng. Đó là đoạn qua thôn Phò Nam sụt lún nền đường rộng 1,5 mét, dài 80 mét. Đoạn thứ hai sạt ta luy nhựa dài 150 mét, sạt lở đèo Là Ngà 200 mét. Đoạn qua thôn Tà Lang, thôn người Cơ Tu sinh sống bị sạt lở nặng với chiều dài 200 mét, sông Cu Đê ăn sâu vào nền đường 6 mét.

Ông Trương Thanh Nhân cho biết, trước mắt địa phương giăng dây cảnh báo để người dân nhận biết khu vực nguy hiểm, thận trọng khi đi lại: “Sau khi sạt lở, những đoạn có khả năng đi lại thì xã có cảnh báo nguy hiểm để người dân khi đi qua đây chú ý, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Sau sạt lở, xã đã khảo sát, báo cáo nhanh về UBND huyện và chủ đầu tư để có biện pháp khắc phục. Trước mắt, xã đã liên hệ các đơn vị thi công tại địa bàn đưa cơ giới lên khơi thông cho người dân qua lại”.

Tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại dự án ĐT 601 là do mưa đặc biệt lớn liên tục kéo dài, nước sông từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn chảy qua địa hình đồi núi cao, nhiều sườn dốc nên lưu tốc dòng chảy lớn gây sạt lở cuốn trôi công trình nằm vẹn bờ sông, công trình ngầm qua sông, nhất là tại các đoạn sông cong xung yếu. 

Mưa lớn kéo dài, đất đá mái ta luy dương ngậm nước bão hòa tăng trọng lượng, cộng thêm cây cối phía trên bị gió bão quật đổ ngã, kéo theo một lượng đất đá trượt đổ xuống đường làm sạt lở ta luy dương, chặn lấp rãnh thoát nước gây xói lở ta luy âm và công trình cống, rãnh... trên tuyến.

Ngoài ra, theo người dân địa phương, lượng nước rất lớn từ trên đường cao tốc La Sơn - Túy Loan đổ xuống đường tỉnh 601 tại các vị trí khe tụ thủy dưới các cầu vượt, tại các cửa xả nước... gây ra xói lở, có chỗ dòng nước mang theo đất cát đổ xuống gây chặn lấp công trình.

Ông Nguyễn Sinh, Trưởng thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng kiến nghị nhà đầu tư sớm xử lý sự cố sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân đi lại: “Hiện nay có rất nhiều đoạn sạt lở. Đa số bà con thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc làm công nhân ở Khu Công nghệ cao. Nếu không sớm khắc phục sạt lở kịp, bà con đi làm tới 9,10 giờ đêm về sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Chúng tôi mong muốn chủ đầu tư nhanh chóng để bà con và công nhân đi lại an toàn”, ông Nguyễn Sinh nói.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng, đơn vị chủ đầu tư đã phối hợp cùng Sở Giao thông - Vận tải, các đơn vị tư vấn, thi công kiểm tra trên toàn tuyến. Qua kiểm tra ghi nhận 15 vị trí sạt lở taluy dương, 17 vị trí xói lở nền đường, taluy âm, 13 vị trí xói lở cống thoát nước; hư hỏng lề đường, rãnh dọc khoảng 800m; hư hỏng tường hộ lan mềm khoảng 450m. Trong đó, 3 vị trí bị sạt lở, hư hỏng nguy hiểm gồm: Sụt lún ta luy âm bên phải đoạn tuyến ven sông Cu Đê, vết sụt lún rộng khoảng 1/3 mặt đường nhựa; Sạt lở, cuốn trôi ta luy âm đoạn từ Km14+470 đến Km14+770, nằm sát sông Cu Đê, vết sạt lở có chỗ khoét sâu vào khoảng 1/3 mặt đường nhựa tạo hàm ếch và gây nứt mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ trượt mất đường xuống sông, ta luy dương bên trái tuyến bị sạt lở, đất đá đổ xuống mặt đường tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Mưa lớn gây xói trôi đường tràn tại ngầm qua sông Bắc tại Km20+723 thuộc địa phận thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng cũng đã phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, các đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm tra, nhà thầu thi công tiến hành rà soát, đánh giá phân loại, tùy theo mức độ hư hỏng để xem xét có kế hoạch triển khai khắc phục sửa chữa ngay trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này cần nhiều thời gian và kinh phí. Để khắc phục bảo đảm an toàn lâu dài, chủ đầu tư cùng đơn vị bảo hiểm kiểm tra xác nhận các tổn thất, thực hiện thủ tục bảo hiểm cho công trình.

Ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng cho biết: “Đối với những vị trí sạt lở nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lâu dài, hiện nay Ban đang phối hợp với Sở Giao thông- Vận tải cùng đơn vị tư vấn đi khảo sát và xây dựng phương án; trên cơ sở đó báo cáo với Sở Giao thông-Vận tải và các ngành liên quan có phương án khắc phục về lâu dài để công trình đảm bảo khai thác ổn định, tránh trường hợp sự cố thiên tai như sau đợt mưa lũ vừa qua”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều cường gây sạt lở lớn ven sông Tiền cần khắc phục kịp thời
Triều cường gây sạt lở lớn ven sông Tiền cần khắc phục kịp thời

VOV.VN - Ngày 9/11, UBND huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết, một đoạn đê sông ở xã Định Trung vừa bị sạt lở lớn, cần được khắc phục kịp thời.

Triều cường gây sạt lở lớn ven sông Tiền cần khắc phục kịp thời

Triều cường gây sạt lở lớn ven sông Tiền cần khắc phục kịp thời

VOV.VN - Ngày 9/11, UBND huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết, một đoạn đê sông ở xã Định Trung vừa bị sạt lở lớn, cần được khắc phục kịp thời.

Sau phản ánh của VOV, Bắc Ninh chỉ đạo khẩn việc thi công dự án gây sạt lở nhà dân
Sau phản ánh của VOV, Bắc Ninh chỉ đạo khẩn việc thi công dự án gây sạt lở nhà dân

VOV.VN - Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản chỉ đạo khẩn yêu cầu Chủ đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp ao, hồ điều hòa tại thôn Mao Yên, xã Phượng Mao khắc phục ngay sự cố đối với các công trình của người dân bị sạt lở, nứt tường nhà trong quá trình triển khai dự án.

Sau phản ánh của VOV, Bắc Ninh chỉ đạo khẩn việc thi công dự án gây sạt lở nhà dân

Sau phản ánh của VOV, Bắc Ninh chỉ đạo khẩn việc thi công dự án gây sạt lở nhà dân

VOV.VN - Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản chỉ đạo khẩn yêu cầu Chủ đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp ao, hồ điều hòa tại thôn Mao Yên, xã Phượng Mao khắc phục ngay sự cố đối với các công trình của người dân bị sạt lở, nứt tường nhà trong quá trình triển khai dự án.

Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế
Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lũ liên tiếp trong hai tháng vừa qua gây sạt lở làm nhiều người dân thiệt hại về tài sản, hoa màu. Bà con sống dưới những chân núi thấp thỏm lo âu trong mùa mưa bão. Chính quyền địa phương đang sắp xếp, bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân.

Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế

Mất an toàn khi sống trong vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lũ liên tiếp trong hai tháng vừa qua gây sạt lở làm nhiều người dân thiệt hại về tài sản, hoa màu. Bà con sống dưới những chân núi thấp thỏm lo âu trong mùa mưa bão. Chính quyền địa phương đang sắp xếp, bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân.