Game không phép kiếm bộn tiền, trách nhiệm thuộc về “ai”?

VOV.VN - Một trong những yếu tố quan trọng để các game xuyên biên giới, game vi phạm pháp luật Việt Nam vượt qua hàng rào quản lý là nhờ được hỗ trợ bởi các hình thức thanh toán đa dạng.

Chia sẻ tại hội thảo triển khai giải pháp ngăn chặn thanh toán trò chơi điện tử không phép do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức ngày 23/3 tại Hà Nội, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết, từ năm 2017 đến nay, Google đã gỡ 294 game cờ bạc, đổi thưởng, game bạo lực, game không phép tại Việt Nam; Apple đã gỡ 90 game cờ bạc, đổi thưởng, không phép, game có nội dung vi phạm, nhưng hiện nay số lượng game không phép trên các nền tảng vẫn không giảm mà có dấu hiệu tăng lên.

Game lậu “nở rộ” nhờ hệ thống trung gian thanh toán

Cụ thể, hàng trăm nghìn game không phép đang phát hành trên mạng, trong đó chủ yếu là trên kho ứng dụng Apple App Store, Google Play Store, Valve Stream… với doanh thu ước tính gần 5000 tỷ đồng/năm.

Theo ông Lê Quang Tự Do, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do việc thanh toán cho các game không phép quá dễ dàng với sự “hậu thuẫn” của các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử, tài khoản viễn thông, thậm chí thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… trong đó, chiếm thị phần giao dịch qua ứng dụng lớn nhất là ví điện tử Momo.

“Tất cả game chưa có giấy phép gọi là game lậu, vi phạm pháp luật tại Việt Nam cho dù game đó có nổi tiếng hay thông dụng ở nước ngoài. Ngoài những game có nội dung vi phạm pháp luật như cờ bạc, khiêu dâm, game lậu còn bao gồm nhiều tựa game đình đám nhưng chưa được cấp phép như Candy Crush hay My Hotpot Story là đương nhiên vi phạm”, ông Do khẳng định.

“Các bên trung gian thanh toán trong trò chơi điện tử phải chủ động từ chối, tạm ngừng thanh toán với các doanh nghiệp phát hành game chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản hoặc chưa thông báo cung cấp dịch vụ. Nhưng trên thực tế việc người dùng thanh toán cho các game lậu vẫn rất dễ dàng. Các trung gian thanh toán không kiểm tra tính hợp pháp của game khi tiến hành giao dịch nạp game, có thể là họ không chủ động kiểm tra hoặc không kiểm tra được, dẫn đến nạp tràn lan cho game lậu”, ông Tự Do cho hay.

Trung gian thanh toán cũng không phân biệt được đâu là game “lậu”

Chia sẻ tại hội nghị, đại diện một ví điện tử cho biết, bản thân các đơn vị trung gian thanh toán luôn cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật và sẵn sàng đảm bảo việc thanh toán của người dùng được nhanh chóng, an toàn và đúng pháp luật. Thế nhưng đối với các giao dịch thanh toán game online, trung gian thanh toán chỉ có thể làm việc với Apple, Google và kiểm tra lại giao dịch khi nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam rằng họ vừa thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ chưa được cấp phép. Còn bản thân các đơn vị trung gian thanh toán cũng không thể biết được đâu là game không phép.

“Người dùng ví điện tử ở Việt Nam là 25 triệu, trong khi đó số thuê bao di động là 80 triệu. Tôi không rõ số lượng thanh toán là bao nhiêu, nhưng khi cả 2 phương tiện đều thanh toán dễ dàng như nhau, có thể suy ra số tiền thanh toán như thế nào. Với trạng thái bây giờ, ví điện tử không xác định được game đang thanh toán là lậu hay không”, đại diện ví điện tử Momo chia sẻ.

Đồng quan điểm, đại diện VTC Pay cho biết khó khăn tương tự và kiến nghị các cửa hàng ứng dụng cho ví điện tử biết thông tin nhận dạng game để biết game có được cấp phép hay không. Giải pháp dài hạn hơn, thay vì chặn giao dịch với game lậu khi phát hiện, thì cần buộc Apple, Google chỉ cho phép thanh toán những trò chơi đã được cấp phép ở Việt Nam.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước bày tỏ: “Tôi đồng tình với một số đơn vị trung gian, rằng nếu chúng ta chặn ngay từ nguồn là các cửa hàng Apple, Google, thì sẽ không có chuyện có hàng hóa bất hợp pháp để thanh toán nữa. Mặt khác, để chặn từ phía các trung gian thanh toán, tôi đề nghị Bộ TT&TT hay cụ thể là cục PTTH&TTĐT thường xuyên cập nhật danh sách các game không phép. Từ đó chúng tôi sẽ chỉ đạo sát sao đến từng đơn vị trung gian thanh toán để chặn các giao dịch này”.

Phản hồi lại các ý kiến, ông Tự Do cho biết cơ quan chức năng vẫn tiếp tục thực hiện chặn, gỡ các game lậu trên cửa hàng cũng như chặn truy cập vào các tựa game này. “Tuy nhiên chúng tôi nhấn mạnh vào trách nhiệm và sự phối hợp của các trung gian thanh toán”, Cục trưởng PTTH&TTĐT nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghiện chơi game nhiều cuộc đời con trẻ bị hủy hoại
Nghiện chơi game nhiều cuộc đời con trẻ bị hủy hoại

VOV.VN - Việc nghiện chơi game gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của trẻ. Các cụ dạy “Dạy con từ thuở bơ vơ…” quả không sai. Ngay từ bé cha mẹ phải sát sao uốn nắn, nghiêm khắc với việc sử dụng điện thoại, máy tính có như vậy mới không có nhiều con trẻ rơi vào con đường nghiện chơi game.

Nghiện chơi game nhiều cuộc đời con trẻ bị hủy hoại

Nghiện chơi game nhiều cuộc đời con trẻ bị hủy hoại

VOV.VN - Việc nghiện chơi game gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của trẻ. Các cụ dạy “Dạy con từ thuở bơ vơ…” quả không sai. Ngay từ bé cha mẹ phải sát sao uốn nắn, nghiêm khắc với việc sử dụng điện thoại, máy tính có như vậy mới không có nhiều con trẻ rơi vào con đường nghiện chơi game.

Google bị cáo buộc đút lót các nhà phát triển game
Google bị cáo buộc đút lót các nhà phát triển game

VOV.VN - Theo báo cáo mới đây của Reuters, để ngăn các nhà phát triển game cạnh tranh với Play Store bằng cách mở cửa hàng ứng dụng của riêng họ, Google đã trả cho 24 nhà phát triển ứng dụng một khoản tiền khổng lồ.

Google bị cáo buộc đút lót các nhà phát triển game

Google bị cáo buộc đút lót các nhà phát triển game

VOV.VN - Theo báo cáo mới đây của Reuters, để ngăn các nhà phát triển game cạnh tranh với Play Store bằng cách mở cửa hàng ứng dụng của riêng họ, Google đã trả cho 24 nhà phát triển ứng dụng một khoản tiền khổng lồ.

Game online: Làm sao để “kéo” tiền thuế về Việt Nam?
Game online: Làm sao để “kéo” tiền thuế về Việt Nam?

VOV.VN - Việt Nam có vị thế quan trọng trên toàn cầu trong việc sản xuất các game có quy mô nhỏ và vừa. Ngành game tại Việt Nam có 28,4 triệu người chơi, doanh thu năm 2021 lên đến 665 triệu USD, tuy nhiên, chỉ một nửa trong số đó nộp thuế cho nhà nước, số còn lại đang “chảy” ra nước ngoài.

Game online: Làm sao để “kéo” tiền thuế về Việt Nam?

Game online: Làm sao để “kéo” tiền thuế về Việt Nam?

VOV.VN - Việt Nam có vị thế quan trọng trên toàn cầu trong việc sản xuất các game có quy mô nhỏ và vừa. Ngành game tại Việt Nam có 28,4 triệu người chơi, doanh thu năm 2021 lên đến 665 triệu USD, tuy nhiên, chỉ một nửa trong số đó nộp thuế cho nhà nước, số còn lại đang “chảy” ra nước ngoài.