Gắn dự báo nguồn lao động với chính sách tiền lương

VOV.VN - Nguồn lao động phải gắn với quy hoạch từng nhóm ngành nghề để không thừa lao động, nguồn lực. Việc này là để phục vụ người lao động tìm được việc làm, tăng thu nhập trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Đây là nội dung chính được đưa ra tại buổi góp ý về đề án “Nâng cao năng lực dự báo cung-cầu lao động” diễn ra sáng nay (23/10) tại TP HCM, do Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM tổ chức.

Theo Cục Việc làm, hiện nay công tác dự báo thị trường lao động chưa đạt kết quả như mong đợi. Bởi, chưa có cơ quan đầu mối thực hiện chức năng dự báo thị trường lao động; các đơn vị thực hiện dự báo chưa có cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin.

Để nâng cao năng lực dự báo cung cầu lao động, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiến, Hiệu trưởng trường Đại học Marketing TP HCM cho rằng, cần có sự kết nối giữa trường đào tạo và doanh nghiệp. Đồng thời, dự báo nguồn lao động phải gắn với quy hoạch từng nhóm ngành nghề, để không thừa, thiếu lao động; có cách kết nối để đảm bảo sự linh thông, minh bạch.

Theo nhiều chuyên gia, việc dự báo nguồn lao động phải làm rõ được vai trò của Nhà nước trong điều tiết tình hình lao động và sự can thiệp để đảm bảo cung phù hợp với cầu. Đồng thời đặt việc nghiên cứu về cầu lao động trong bối cảnh phát triển 10 năm sau. Bên cạnh đó, câu chuyện giá cả, tiền lương, tiền công là vấn đề vô cùng quan trọng cũng được đề xuất đưa vào nhóm giải pháp của thị trường lao động, gắn liền với sự điều tiết của Nhà nước về chính sách tiền lương….

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm cho rằng, Đề án “Nâng cao năng lực dự báo cung-cầu lao động” được xây dựng trong bối cảnh yêu cầu phát triển thị trường lao động trong quá trình chuyển đổi số và công nghiệp 4.0. Thực tế này đã dẫn đến nhiều ngành nghề mới xuất hiện và có những ngành nghề lại bị mất đi. Vì vậy việc xây dựng đề án sẽ giúp định hình thể chế cho thị trường lao động trong 10 năm tới và tương lai.

Quá trình xây dựng đề án là quá trình có sự tham gia không chỉ cơ quan Nhà nước làm một mình mà phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt chịu sự tác động của chính những tác nhân chịu sự tác động của đề án, như doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động. Ngay từ ban đầu không phải để chính sách đi vào cuộc sống mà những vấn đề thực tiễn đi vào cuộc sống trong quá trình xây dựng.

Đề án “Hỗ trợ thị trường lao động đến năm 2030” được đánh giá là Đề án có tính chất tổng quan, chiến lược nhằm đưa ra các giải pháp để định hướng phát triển lâu dài cho thị trường lao động hướng tới xây dựng thị trường hiện đại, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng thị trường khu vực, tỉnh/thành phố, ngành kinh tế, nghề nghiệp… Qua đó, từng bước tạo sự đồng bộ, liên thông với các thị trường khác để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên quan điểm Nhà nước giữ vai trò kiến tạo và hỗ trợ thông qua việc xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi để phát triển thị trường lao động, Đề án đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể để phát triển thị trường lao động đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động trong nước gắn với thị trường lao động quốc tế và huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động lành mạnh.

Đề án “Nâng cao năng lực dự báo cung cầu lao động” là Đề án có tính thực nghiệm cao nhằm phát triển một hệ thống dự báo cung-cầu lao động với những sản phẩm có tính khoa học, đầy đủ những thông tin về cung, cầu lao động cơ bản kịp thời phục vụ điều hành quản lý nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của vùng và của từng địa phương.

Đồng thời, sản phẩm dự báo cung, cầu phải kịp thời cung cấp các thông tin cho các cơ sở giáo dục đào tạo phục vụ công tác lập kế hoạch, chương trình đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động; cung cấp thông tin để giúp người lao động và gia đình định hướng và quyết định những vấn đề về đào tạo, việc làm trong tương lai; giúp doanh nghiệp lựa chọn địa điểm, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.

Các nhóm giải pháp xoay quanh sự phát triển đồng bộ của năm yếu tố cơ bản, gồm xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển phương pháp, mô hình dự báo, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, củng cố, thống nhất bộ máy tổ chức thực hiện và  tuyên truyền, truyền thông.

Hội thảo tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế - Luật ngày 23/10/2020 nằm trong loạt hội nghị, hội thảo lấy ý kiến rộng rãi do Cục Việc làm chủ trì, phối hợp thực hiện. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến tại Hà Nội với sự phối hợp tham gia của Đại học Quốc gia Hà Nội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8
Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8

VOV.VN - Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.

Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8

Hà Nội: 9.000 lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8

VOV.VN - Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.

Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19
Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19

VOV.VN - Đợt dịch Covid-19 lần 2 tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, trong đó, nhóm lao động phi chính thức sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19

Lao động phi chính thức chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19

VOV.VN - Đợt dịch Covid-19 lần 2 tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, trong đó, nhóm lao động phi chính thức sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương
Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương

VOV.VN - Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Dương cần rà soát để tránh tình trạng doanh nghiệp và người lao động “bắt tay” trục lợi trợ cấp thất nghiệp.

Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương

Nghịch lý tuyển dụng lao động ở Bình Dương

VOV.VN - Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Dương cần rà soát để tránh tình trạng doanh nghiệp và người lao động “bắt tay” trục lợi trợ cấp thất nghiệp.