Gặp khó khi dạy học tích hợp, cử tri kiến nghị Bộ GD-ĐT đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên

VOV.VN - Cử tri tỉnh Bắc Giang cho biết, việc thực hiện giảng dạy các môn tích hợp bậc THCS còn nhiều khó khăn, bất cập đối với giáo viên. Đề nghị GD-ĐT triển khai kịp thời kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy liên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết vừa nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri tỉnh Bắc Giang cho biết, việc thực hiện giảng dạy các môn tích hợp bậc THCS còn nhiều khó khăn, bất cập đối với giáo viên. Đề nghị GD-ĐT triển khai kịp thời kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy liên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn tích hợp trong nhà trường.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS có môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lí nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ GD-ĐT hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua (Công văn số 5555, Công văn số 4612) và tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức Địa lí trong các bài Lịch sử và ngược lại; kiến thức Hóa học, Sinh học trong các bài Vật lí và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm 2019 đến nay, Bộ GD-ĐT đã triển khai biên soạn tài liệu và tập huấn cho giáo viên cốt cán cả nước các modul bồi dưỡng cho giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông (do Chương trình ETEP phối hợp với các trường đại học sư phạm và các đơn vị liên quan đảm nhiệm). Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý.

"Như vậy, đối với mỗi giáo viên, việc dạy học những nội dung phù hợp với chuyên môn không có gì thay đổi lớn so với chương trình hiện hành. Việc thay đổi chủ yếu nằm ở kế hoạch giáo dục của nhà trường (phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu), đã được Bộ GD-ĐT hướng dẫn và được các nhà trường triển khai thực hiện. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy ban đầu có những khó khăn do quen với việc 1 giáo viên dạy 1 môn và xếp thời khóa biểu chia đều số tiết/tuần, nhưng qua một thời gian thực hiện, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra, chỉ đạo điểm và nhân rộng, đến nay cơ bản đã được các trường THCS thực hiện đáp ứng yêu cầu", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để không còn tiến sĩ “rởm”
Để không còn tiến sĩ “rởm”

VOV.VN - Không thể “dễ dãi, nể nang” để rồi lĩnh vực nghiên cứu khoa học trở thành nơi bán bằng, mua danh, nơi là "lò ấp" các tiến sĩ “rởm”...

Để không còn tiến sĩ “rởm”

Để không còn tiến sĩ “rởm”

VOV.VN - Không thể “dễ dãi, nể nang” để rồi lĩnh vực nghiên cứu khoa học trở thành nơi bán bằng, mua danh, nơi là "lò ấp" các tiến sĩ “rởm”...

Bộ GD-ĐT: Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc chỉ là phương án dự kiến
Bộ GD-ĐT: Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc chỉ là phương án dự kiến

VOV.VN - Tối 18/2, Bộ GD-ĐT khẳng định, Lịch sử là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc từ năm 2025 mới chỉ là phương án dự kiến và xin ý kiến các chuyên gia chứ chưa được phê duyệt.

Bộ GD-ĐT: Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc chỉ là phương án dự kiến

Bộ GD-ĐT: Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc chỉ là phương án dự kiến

VOV.VN - Tối 18/2, Bộ GD-ĐT khẳng định, Lịch sử là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc từ năm 2025 mới chỉ là phương án dự kiến và xin ý kiến các chuyên gia chứ chưa được phê duyệt.

Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?
Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?

VOV.VN - Những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. 

Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?

Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?

VOV.VN - Những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. 

Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích
Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích

VOV.VN - TS. Lê Trường Tùng khẳng định, Trường đại học FPT không chủ động, không cung cấp thông tin để tham gia bảng xếp hạng “made in Việt Nam” VNUR. Đồng thời cho rằng việc chạy đua tham gia các bảng xếp hạng đại học là biểu hiện của bệnh thành tích.

Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích

Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích

VOV.VN - TS. Lê Trường Tùng khẳng định, Trường đại học FPT không chủ động, không cung cấp thông tin để tham gia bảng xếp hạng “made in Việt Nam” VNUR. Đồng thời cho rằng việc chạy đua tham gia các bảng xếp hạng đại học là biểu hiện của bệnh thành tích.

Bộ GD-ĐT thông tin về điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Bộ GD-ĐT thông tin về điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, từ nay đến năm học 2023 - 2024 tinh thần thi cử sẽ ổn định vì học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Đến năm 2025, sẽ là năm đầu tiên học sinh học chương trình mới trong 3 năm THPT vì thế sẽ đổi mới thi cử theo hướng phù hợp.

Bộ GD-ĐT thông tin về điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ GD-ĐT thông tin về điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, từ nay đến năm học 2023 - 2024 tinh thần thi cử sẽ ổn định vì học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Đến năm 2025, sẽ là năm đầu tiên học sinh học chương trình mới trong 3 năm THPT vì thế sẽ đổi mới thi cử theo hướng phù hợp.

Trường Nguyễn Siêu đón Huân chương Lao động hạng Nhất
Trường Nguyễn Siêu đón Huân chương Lao động hạng Nhất

VOV.VN - Chiều nay (18/2), tại Hà Nội, Trường Tiểu học-THCS-THPT Nguyễn Siêu long trọng kỷ niệm năm học thứ 30. Cũng trong dịp này, Trường Nguyễn Siêu đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Trường Nguyễn Siêu đón Huân chương Lao động hạng Nhất

Trường Nguyễn Siêu đón Huân chương Lao động hạng Nhất

VOV.VN - Chiều nay (18/2), tại Hà Nội, Trường Tiểu học-THCS-THPT Nguyễn Siêu long trọng kỷ niệm năm học thứ 30. Cũng trong dịp này, Trường Nguyễn Siêu đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.