Ghép tạng thành công và những cuộc gặp gỡ xúc động

VOV.VN - Ghép tạng -nghĩa cử cao đẹp này đã viết nên những câu chuyện nhân văn và những cuộc gặp gỡ hết sức xúc động.

Sau gần 1 năm bé Hải An (7 tuổi) ở Hà Nội hiến giác mạc sau khi qua đời vì bệnh ung thư đã có gần 10.000 người đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời. Và cũng từ đây nhiều trường hợp chết não đã hiến các bộ phận cơ thể, góp phần quan trọng để làm nên những ca ghép tạng xuyên Việt và 2 ca ghép phổi đầu tiên ở nước ta. Nghĩa cử cao đẹp này đã viết nên những câu chuyện nhân văn và những cuộc gặp gỡ hết sức xúc động.

Sau hơn nửa tháng anh Dương Hồng Quý, 41 tuổi ở thành phố Ninh Bình hiến 7 mô tạng cứu sống 6 bệnh nhân, chị Hoàng Thanh Phương - vợ anh vẫn tin rằng chồng mình đang sống bằng một cách khác - hoà vào đời sống của 6 người. Ngày 2/1 vừa qua, đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) nhận kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân mà Bộ trưởng Bộ Y tế truy tặng cho anh Quý, chị Phương đã vào thăm Nguyễn Văn Đức 17 tuổi đang khỏe lên từng ngày nhờ được ghép 2 lá phổi của chồng chị. 

ia đình anh Dương Hồng Quý đón nhận kỷ niệm chương do Bộ trưởng Bộ Y tế truy tặng cho anh Quý.

Xúc động nghẹn ngào, chị Phương chia sẻ: "Trước khi mổ, chồng tôi dặn rằng: “Nếu anh mổ không thành công thì sẽ cho anh đi hiến tạng”. Sau đó tôi đã quyết định làm theo nguyện vọng của anh là hiến tạng cứu giúp những người khác. Tôi vẫn cảm thấy chồng đang sống ở đâu đó và rất tự hào về anh.”

Đưa tay vẫy chào bệnh nhân được ghép phổi đầu tiên tại Bệnh viện Việt Đức, chị Hoàng Thanh Phương ôm chặt bà Nguyễn Thị Thuần (mẹ đẻ của bệnh nhân Nguyễn Văn Đức). Sau những giây phút lắng đọng, xúc động chứa chan nước mắt tình người, chị Phương nhắn nhủ bà Thuần chăm lo tốt cho chàng trai Nguyễn Văn Đức; còn bà Thuần nghẹn ngào nói: “chồng cháu đang sống trong cơ thể con trai cô, thật là sự kỳ diệu của y học”.

Bộ trưởng Bộ Y tế nói chuyện với bà Nguyễn Thị Thuần mẹ của bệnh nhân được ghép phổi.
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhân Nguyễn Văn Đức 17 tuổi được ghép phổi.

Cũng là một cuộc gặp gỡ của sự tái sinh đầy xúc động, cách đây hơn 1 tháng, tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, lần đầu tiên chị Nguyễn Thị Thu Hằng ở Thái Bình gặp được ông Trần Tuấn, 53 tuổi ở Thừa Thiên Huế - người đang mang trái tim mà chồng chị (anh Nguyễn Ngọc Khiêm) đã trao tặng trước khi qua đời ở tuổi 30 do phình, vỡ mạch não.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng nói: "Nhìn thấy chú Tuấn khỏe mạnh là tôi thấy vui. Trái tim của chồng tôi đang đập trong lồng ngực của chú ấy. Anh Khiêm vẫn còn sống. Tôi tin điều đó vì lúc nhìn thấy chú Tuấn tôi đã có linh cảm chú Tuấn như một người thân thuộc”.

Ông Tuấn được ghép tim và chị Hằng (vợ anh Khiêm hiến tạng) gặp nhau.

Nửa năm chị Hằng dõi theo tin tức của 6 bệnh nhân được chồng chị hiến tim, gan, thận và giác mạc, cũng là ngần ấy thời gian ông Trần Tuấn mong mỏi được gặp và tri ân gia đình người đã hiến cho ông trái tim khỏe mạnh. Sau khi đăng tin tìm kiếm trên mạng xã hội và gặp được chị Hằng vợ anh Khiêm tại Hà Nội, ông Trần Tuấn mừng đến rơi nước mắt.

"Lúc đầu gặp cháu Hằng, tôi chưa biết đó là vợ của Khiêm nhưng tim tôi bỗng nhói lên. Một điều gì đó linh cảm. Giờ gặp được gia đình ân nhân và được biết anh Khiêm còn mẹ già và 2 con nhỏ dại, tôi sẽ sống với trách nhiệm của 2 con người trong một cơ thể, một trái tim biết yêu thương, hy sinh vì người khác”, ông Tuấn chia sẻ.

Chứng kiến câu chuyện cảm động này, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm ghép tạng quốc gia khẳng định, những cuộc gặp gỡ từ trái tim như vừa nêu đang dần lan tỏa trong cộng đồng ý nghĩa nhân văn, cho đi là còn mãi của nghĩa cử hiến mô tạng sau khi qua đời. Gần 10.000 người đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời sau trong 1 năm qua đã cho thấy điều đó.

"Tất cả những người đăng ký hiến tặng mô, tạng thực sự cảm thấy tự hào về việc làm của mình. Họ hạnh phúc vì không chỉ nắm trong tay cơ hội sẽ trao lại món quà sự sống, một món quà vô giá cho bất kỳ một người nào ngay khi họ qua đời mà họ hạnh phúc ngay trong chính giây phút hiện tại. Họ đã vượt qua được chính sự sợ hãi về cái chết để đối diện với nó. Và khi người nào đối diện với sự sợ hãi và vượt qua được nó thì trong họ lúc đó chỉ còn lại là niềm vui và hạnh phúc lan tỏa”, ông Phúc nói.

Hai ca ghép phổi đầu tiên và hàng chục ca ghép tạng trong năm qua đã nâng số trường hợp được ghép gan, tim, thận ở Việt Nam lên con số hơn 3.300 ca. Tuy nhiên, danh sách người chờ ghép tạng vẫn dài gấp hàng chục nghìn lần người chết não hiến bộ phận cơ thể. Trong khi ngày nào cũng có người chết não tại các bệnh viện, nhưng số trường hợp đồng ý hiến tạng 10 năm qua vẫn chỉ dừng ở con số hơn 80.

Thời gian tới, Việt Nam có ghép tụy, ghép ruột, ghép tử cung và ghép chi thể thành công hay không, cần có những cái nhìn rộng mở, đúng đắn về việc hiến mô tạng và cần những nghĩa cử nhân văn để sự sống được tiếp nối, được sẻ chia và hồi sinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tôn vinh Thiếu tá hiến đa tạng trong ca ghép tạng xuyên Việt
Tôn vinh Thiếu tá hiến đa tạng trong ca ghép tạng xuyên Việt

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ sự tri ân trước nghĩa cử cao đẹp và nhân văn của người hiến đa tạng, đặc biệt là ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não.

Tôn vinh Thiếu tá hiến đa tạng trong ca ghép tạng xuyên Việt

Tôn vinh Thiếu tá hiến đa tạng trong ca ghép tạng xuyên Việt

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ sự tri ân trước nghĩa cử cao đẹp và nhân văn của người hiến đa tạng, đặc biệt là ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não.

Bệnh nhân ung thư gan được “huyền thoại ghép tạng” phẫu thuật
Bệnh nhân ung thư gan được “huyền thoại ghép tạng” phẫu thuật

VOV.VN - Bệnh nhân ung thư gan ở Quảng Ngãi được huyền thoại về ghép tạng thế giới - Giáo sư, bác sĩ Masatoshi Makuuchi trực tiếp phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư gan được “huyền thoại ghép tạng” phẫu thuật

Bệnh nhân ung thư gan được “huyền thoại ghép tạng” phẫu thuật

VOV.VN - Bệnh nhân ung thư gan ở Quảng Ngãi được huyền thoại về ghép tạng thế giới - Giáo sư, bác sĩ Masatoshi Makuuchi trực tiếp phẫu thuật.

Mổ nội soi lấy thận để ghép tạng bằng robot đầu tiên tại Việt Nam
Mổ nội soi lấy thận để ghép tạng bằng robot đầu tiên tại Việt Nam

VOV.VN - Chiều 27/6, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM  thông tin về 2 ca được ghép thận từ việc sử dụng robot phẫu thuật nội soi lấy thận để ghép.

Mổ nội soi lấy thận để ghép tạng bằng robot đầu tiên tại Việt Nam

Mổ nội soi lấy thận để ghép tạng bằng robot đầu tiên tại Việt Nam

VOV.VN - Chiều 27/6, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM  thông tin về 2 ca được ghép thận từ việc sử dụng robot phẫu thuật nội soi lấy thận để ghép.

Vì sao tử tù không được hiến, ghép tạng cho người sống?
Vì sao tử tù không được hiến, ghép tạng cho người sống?

VOV.VN - Theo chuyên gia, khi tử tù bị tiêm thuốc độc thì các bộ phận trên cơ thể đã nhiễm chất độc nên không thể ghép cho người khác được nữa.

Vì sao tử tù không được hiến, ghép tạng cho người sống?

Vì sao tử tù không được hiến, ghép tạng cho người sống?

VOV.VN - Theo chuyên gia, khi tử tù bị tiêm thuốc độc thì các bộ phận trên cơ thể đã nhiễm chất độc nên không thể ghép cho người khác được nữa.