Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Trước năm 1975, thị xã Pleiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung là nơi tập trung phần lớn quân lực Việt Nam Cộng hòa, khống chế cả vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngoài việc tập trung đông quân và các dịch vụ để phục vụ cho bộ máy chiến tranh, các mặt kinh tế, xã hội của Pleiku, Gia Lai thời ấy hầu như không có gì.

Kinh tế - xã hội Gia Lai chỉ thực sự được xây dựng kể từ ngày giải phóng. Đến nay, Pleiku đã trở thành đô thị năng động, hiện đại, còn Gia Lai là tỉnh luôn có mức tăng trưởng kinh tế hàng đầu khu vực Tây Nguyên.

Đồng bào Tây Nguyên biểu diễn cồng chiêng trước tượng đài Bác Hồ với Tây Nguyên ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku), nơi đặt Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, những ngày này đón rất nhiều đoàn khách đến tham quan, một số cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa, nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Gia Lai, 40 năm Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi. Nhiều người ngỡ ngàng khi thị xã nhỏ bé, suốt ngày tiếng xe quân sự gần rú trước đây, nay đã thành một đô thị hiện đại, khang trang.

Cựu chiến binh Vũ Đình Phú, nguyên Phó Chủ nhiệm hậu cần Trung đoàn 95A, mặt trận Tây Nguyên, rất phấn khởi trước sự đổi thay của thành phố: “Sau 40 năm giải phóng, hiện nay có thể nói Thị xã Pleiku đã thay đổi gấp hàng trăm lần. Nhà cửa giờ đã khang trang hơn, người dân phấn khởi làm ăn”.

Ở vùng biên giới tỉnh Gia Lai, ngay sau ngày giải phóng, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc hai huyện biên giới Chư Prông và Đức Cơ đã cùng với các doanh nghiệp và các đơn vị quân đội của Binh đoàn 15 tiến hành thu dọn tàn dư chiến tranh, trồng cây lương thực, cây công nghiệp. Đến nay, vùng biên ải nghèo nàn ngày nào đã trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp bài bản bậc nhất của Tây Nguyên, với 3 loại cây có giá trị kinh tế cao là cao su, cà phê và hồ tiêu; kinh tế của hai huyện biên giới, đời sống nhân dân các dân tộc, cũng thuộc mức cao so với tất cả các huyện khác trong khu vực.

Hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại đời sống ấm no 
cho người dân Gia Lai

Ông Rơ Mah Bơn, ở làng Chan, xã Ia Pnôn, người J’rai đầu tiên ở huyện biên giới Đức Cơ tham gia trồng cao su với bộ đội, phấn khởi nói: “Qua mấy chục năm Binh đoàn phát triển cao su ở đây, bà con địa phương tại chỗ có cuộc sống đổi mới, xóa được đói, giảm được nghèo”.

Rời vùng biên giới phía Tây, ngược về hướng Đông, đến huyện Kbang, quê hương Anh hùng Núp, vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Gia Lai, cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau 40 năm giải phóng. Con đường mòn Đông Trường Sơn năm xưa nay đã được đổ nhựa, bê tông hiện đại, giúp kết nối giao thương và làm động lực phát triển mạnh mẽ kinh tế của bà con các dân tộc trong vùng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã đến tận buôn làng, giáo dục, y tế đều phát triển. Và đồng bào các dân tộc ở huyện Kbang, vẫn luôn nhắc tới Anh hùng Núp, một học trò xuất sắc của Bác Hồ, một “già làng Tây Nguyên” lỗi lạc, một tấm gương điển hình về tình đoàn kết, tự lực, tự cường, biểu tượng cho ý chí vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Đinh Rinh, một cựu chiến binh ở làng Tung, xã căn cứ cách mạng Kroong, huyện Kbang, nói: “Ngày xưa, nghe theo Anh hùng Núp đi theo Đảng, theo Bác Hồ đánh giặc Pháp, giặc Mỹ, vượt qua biết bao khó khăn, đến nay, bà con đã được tự do, ấm no. Thế hệ của mình bây giờ già rồi, nhiệm vụ xây dựng buôn làng, xây dựng quê hương là của con cháu và mình phải khuyên bảo con cháu đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, noi theo tấm gương Anh hùng Núp”.

Ở tỉnh Gia Lai, có lẽ không con đường nào mà chiến tranh lại khốc liệt như đường 7, tức quốc lộ 25, nối Gia Lai và Phú Yên bây giờ. Con đường này là nơi diễn ra trận đánh cuối cùng của Chiến dịch Tây Nguyên, khi quân ta chặn đánh, tiêu diệt phần lớn lực lượng của Quân đoàn 2, quân lực Việt Nam Cộng hòa đang tháo chạy, với hơn 28.500 tên bị loại khỏi vòng chiến.

Bốn mươi năm đã trôi qua, con đường lịch sử đã hoàn toàn đổi mới. Đầu tiếp giáp quốc lộ 14 có huyện Chư Sê, nay là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất cả nước. Dọc con đường này, thị xã Ayun Pa, huyện Ia Pa, huyện Phú Thiện, huyện Krông Pa, đều trong vùng sản xuất lúa nước và mía đường lớn nhất Tây Nguyên, quanh năm được tưới mát bởi công trình thuỷ lợi Ayun Hạ và Thuỷ lợi Ia M’lá. Những ruộng mía bạt ngàn, những cánh đồng lúa xanh mướt thẳng cánh cò bay là biểu hiện cho sự ấm no của bà con các dân tộc trên vùng đất này.

Quân và dân vừa phát triển kinh tế vừa giữ vững quốc phòng - an ninh
 ở vùng biên giới Đức Cơ, Gia Lai

Già làng Ksor Nhi, ở buôn Ama Hing, xã anh hùng Đất Bằng, huyện Krông Pa, nói: “Nhờ có dự án định canh, định cư buôn làng đã phát triển hơn trước rất nhiều, kinh tế phát triển, đường liên thôn liên xã đi lại đàng hoàng, trẻ em được học hành đầy đủ, già làng vui lắm. Già làng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động con cháu cùng nhau đoàn kết xây dựng buôn làng giàu đẹp”.

Sau 40 năm giải phóng, tỉnh Gia Lai đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Khắp các vùng Đông – Tây – Nam – Bắc trong tỉnh không còn thấy bóng dáng, tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn, những cánh đồng lúa nước mướt màu xanh, đời sống của người dân ấm no, xứng đáng là thủ phủ của vùng Bắc Tây Nguyên trên mọi lĩnh vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia Lai: Xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn ở điểm nóng Hra
Gia Lai: Xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn ở điểm nóng Hra

VOV.VN - Tối 22/12, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị tuyên bố xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn tại làng Kret Krot.

Gia Lai: Xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn ở điểm nóng Hra

Gia Lai: Xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn ở điểm nóng Hra

VOV.VN - Tối 22/12, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị tuyên bố xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn tại làng Kret Krot.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Gia Lai: Khánh thành Làng trẻ em SOS Pleiku
Gia Lai: Khánh thành Làng trẻ em SOS Pleiku

VOV.VN - Làng được thiết kế thành 12 nhà gia đình, với nhiều hạng mục phụ trợ, đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng từ 110 đến 120 trẻ mồ côi.

Gia Lai: Khánh thành Làng trẻ em SOS Pleiku

Gia Lai: Khánh thành Làng trẻ em SOS Pleiku

VOV.VN - Làng được thiết kế thành 12 nhà gia đình, với nhiều hạng mục phụ trợ, đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng từ 110 đến 120 trẻ mồ côi.

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh
Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

VOV.VN - Huyện Tánh Linh được giải phóng đã mở đường cho chiến thắng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi hoàn toàn miền Nam vào 30/4/1975.

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

VOV.VN - Huyện Tánh Linh được giải phóng đã mở đường cho chiến thắng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi hoàn toàn miền Nam vào 30/4/1975.