Giải hạn đầu năm hay chỉ là “mua” sự an tâm

VOV.VN -Thực chất việc cúng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật mà chỉ là tín ngưỡng của người dân Việt từ bao đời nay. 

Người xưa quan niệm, theo vòng xoay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một ngôi sao chiếu mệnh tùy theo năm. Trong tất cả 9 ngôi sao chiếu mệnh, có những sao tốt mang lại điều lành, vận may, nhưng cũng có những sao xấu gây ra tai ương, phiền muộn, đau khổ cho con người…

Đẩy lùi tai ương, cầu phước lành

Đó là điều mà phần lớn người dân tin hoặc mong muốn sẽ trở thành hiện thực khi dâng lễ cúng sao vào dịp đầu năm mới âm lịch. Đối với những người bị sao xấu chiếu mệnh, một lễ cúng giải hạn là cần thiết để giảm nhẹ vận hạn, ngăn ngừa tai ách, cầu bình an, xin thần linh phù hộ cho bản thân và gia đình. Nhiều người được sao tốt chiếu mệnh cũng vẫn tiến hành làm lễ cúng sao để nghinh đón.

Hiện nay, việc thực hiện nghi lễ này ở các nhà chùa tương đối đơn giản. Mỗi người chỉ cần đối chiếu năm sinh của mình với các bảng sao được dán tại chùa, sau đó đăng ký tên tuổi, địa chỉ của mình và người thân với các sư thầy để nhà chùa lập danh sách. Chi phí trung bình cho mỗi người là 100.000 đồng, bao gồm cả viết sớ, lễ vật và kêu cầu. Tới ngày làm lễ, người đăng ký chỉ cần tới chùa ngồi chắp tay nghe các thầy đọc đến tên mình là được, thậm chí có thể không cần đến.

Toàn bộ khu vực trước cổng chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn chật cứng người tới cúng sao giải hạn vào ngày 8 Tết, gây tắc đường nghiêm trọng (Nguồn: vnexpress.net)

Chị Nguyễn Minh Trang (24 tuổi, Chùa Láng, Hà Nội) cho biết: “Mình không phải người tín, nhưng có thờ có thiêng có kiêng có lành. Bây giờ biết mình sao xấu cũng lo chứ, nên để cho yên tâm thì cứ ra chùa đăng ký làm lễ vậy. Hy vọng mọi chuyện suôn sẻ, mình và gia đình cứ khỏe mạnh, bình an là được”.

Những trò biến tướng

100.000 đồng cho một người và giao động từ 200.000 – 500.000 đồng, có nơi lên đến 1.000.000 đồng cho một gia đình là chi phí mà mỗi nhà chùa thu cho một lần cúng giải hạn đầu năm. Tuy vậy, cái giá này vẫn được coi là rẻ. Nhiều người không thích làm lễ tại chùa đã tự mời các thầy về cúng tại gia, tổng chi cho mỗi lần cúng bao gồm cả lễ lạt, vàng mã, hoa quả… có thể giao động từ vài triệu tới vài chục triệu, thậm chí là cả trăm triệu tùy điều kiện. Không ít người cho rằng, lễ càng lớn thì lộc càng nhiều. Việc cúng bái đầu năm trở thành dịp để nhiều người, nhiều gia đình phô trương và ném tiền qua cửa sổ.

Không những vậy, mỗi khóa lễ được thực hiện tại các chùa cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Hà Nội) vừa tổ chức lễ giải hạn sao La Hầu vào ngày 8 Tết Âm lịch vừa qua. Hàng trăm người từ khắp mọi nơi đã tập trung tại đây từ chiều, xếp hàng xuống tận lòng đường mặc dù phải đến 19h khóa lễ mới bắt đầu, gây tắc đường nghiêm trọng. Kéo theo sự sốt sắng của dân tình khi hành lễ là sự nở rộ của một loạt điểm trông xe xung quanh chùa với giá từ 10.000 – 20.000 đồng/xe.

Người dân tranh giành lộc lấy may (Nguồn: vnexpress.net)

Sau khi khóa lễ kết thúc, nhiều người dân đã cố tình chen lấn, xô đẩy nhau để tranh giành oản lộc của nhà chùa khiến cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn độn. Giấy tờ được họ dùng để kê ngồi khi cúng cũng bị bỏ lại trên vỉa hè, dưới lòng đường tạo thành một bãi rác lớn gây mất mĩ quan. Cúng sao giải hạn từ một nghi lễ với ý nghĩa tốt đẹp đã dần bị thương mại hóa và kéo theo sự xuất hiện của những hình ảnh xấu xí.

Tiền bạc có giải được vận đen?

Theo một sư thầy ở chùa Quán Sứ (Hà Nội) cho biết, dù tín ngưỡng này không xuất phát từ Phật giáo nhưng nhiều ngôi chùa hiện nay vẫn tổ chức cúng sao giải hạn cho Phật tử bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, bởi đó là tùy theo niềm tin của đa số quần chúng, hoặc do nhu cầu phát triển của chùa mà cần tới sự trợ giúp của thí chủ, hoặc lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp. Khi nhà chùa đã quyết định tổ chức một khóa lễ, thì việc thu tiền của Phật tử là cần thiết để chuẩn bị cho việc sắp sửa mâm lễ.

Giấy rác bị vứt lại ngay dưới lòng đường sau khi buổi lễ kết thúc, gây ô nhiễm môi trường (Nguồn: vnexpress.net)

Dâng sao giải hạn vào dịp từ mùng 8 tới Rằm tháng Giêng hàng năm dần trở thành một liều thuốc tinh thần cho nhiều người dân. Việc bỏ ra một số tiền dù lớn hay nhỏ để cắt sao giải hạn cuối cùng cũng chỉ như mua sự an tâm, thỏa mãn nhu cầu tâm lý của mỗi người. Ở mức độ vừa phải, những động tác mang tính tượng trưng này sẽ giúp con người thanh thản và yên tâm hơn trong năm mới, nhưng nếu sùng bái một cách quá mức, nó sẽ trở thành mê tín dị đoan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu xuân, nô nức lễ chùa Bái Đính
Đầu xuân, nô nức lễ chùa Bái Đính

Không chỉ lễ Phật, vãn cảnh chùa, du khách còn được tìm hiểu về quá khứ dựng nước, giữ nước của vua Đinh, vua Lê.

Đầu xuân, nô nức lễ chùa Bái Đính

Đầu xuân, nô nức lễ chùa Bái Đính

Không chỉ lễ Phật, vãn cảnh chùa, du khách còn được tìm hiểu về quá khứ dựng nước, giữ nước của vua Đinh, vua Lê.

“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà
“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà

Ngày 5/2, trên các tuyến đường lên chùa bà Thiên Hậu (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), hàng chục trường hợp xe máy cán đinh phải dắt bộ và chịu cảnh vá xe với giá cao

“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà

“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà

Ngày 5/2, trên các tuyến đường lên chùa bà Thiên Hậu (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), hàng chục trường hợp xe máy cán đinh phải dắt bộ và chịu cảnh vá xe với giá cao

Miền Trung xuất hiện “mưa vàng” giải hạn
Miền Trung xuất hiện “mưa vàng” giải hạn

(VOV) -Những “cơn mưa vàng” xuất hiện đúng thời điểm chuẩn bị cấp nước làm đất gieo sạ.

Miền Trung xuất hiện “mưa vàng” giải hạn

Miền Trung xuất hiện “mưa vàng” giải hạn

(VOV) -Những “cơn mưa vàng” xuất hiện đúng thời điểm chuẩn bị cấp nước làm đất gieo sạ.

Bà con người Việt tại Pháp đi lễ chùa đầu năm
Bà con người Việt tại Pháp đi lễ chùa đầu năm

VOV.VN - Những phong tục đẹp trong ngày Tết được bà con người Việt tại Pháp nâng niu giữ gìn, trong đó có tục lệ đi lễ chùa đầu năm.

Bà con người Việt tại Pháp đi lễ chùa đầu năm

Bà con người Việt tại Pháp đi lễ chùa đầu năm

VOV.VN - Những phong tục đẹp trong ngày Tết được bà con người Việt tại Pháp nâng niu giữ gìn, trong đó có tục lệ đi lễ chùa đầu năm.

Người dân nô nức đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Người dân nô nức đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

VOV.VN -Với quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng”, nhiều người dân đã nô nức lên chùa lễ Phật.

Người dân nô nức đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

Người dân nô nức đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

VOV.VN -Với quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng”, nhiều người dân đã nô nức lên chùa lễ Phật.

Ngày xuân đi lễ chùa Việt Nam ở Bangkok
Ngày xuân đi lễ chùa Việt Nam ở Bangkok

Đi lễ chùa là hoạt động du xuân đầu năm của cộng đồng người Việt tại Thái Lan. Tuy xa quê nhưng họ vẫn cảm giác có một cái Tết như ở quê nhà.  

Ngày xuân đi lễ chùa Việt Nam ở Bangkok

Ngày xuân đi lễ chùa Việt Nam ở Bangkok

Đi lễ chùa là hoạt động du xuân đầu năm của cộng đồng người Việt tại Thái Lan. Tuy xa quê nhưng họ vẫn cảm giác có một cái Tết như ở quê nhà.  

Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!
Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!

(VOV)- Rải tiền lẻ, đốt vàng mã… là những hành vi tín ngưỡng dân gian mê tín không nên làm vì  không phù hợp với giáo lý đạo Phật

Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!

Ngày xuân đi lễ chùa, đừng mê tín!

(VOV)- Rải tiền lẻ, đốt vàng mã… là những hành vi tín ngưỡng dân gian mê tín không nên làm vì  không phù hợp với giáo lý đạo Phật

Lễ chùa đầu năm, nhiều nơi còn lộn xộn
Lễ chùa đầu năm, nhiều nơi còn lộn xộn

(VOV)- Nhiều người đi lễ quá coi trọng tiền, gài những tờ tiền lẻ vào chân, tay tượng Phật,...  khiến chùa mất đi sự tôn nghiêm. 

Lễ chùa đầu năm, nhiều nơi còn lộn xộn

Lễ chùa đầu năm, nhiều nơi còn lộn xộn

(VOV)- Nhiều người đi lễ quá coi trọng tiền, gài những tờ tiền lẻ vào chân, tay tượng Phật,...  khiến chùa mất đi sự tôn nghiêm. 

Chen chân dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh
Chen chân dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh

(VOV) - Tối 17/2 (mùng 8 Tết Quý Tỵ) hàng nghìn người xếp hàng dài trước cổng chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để cầu an, dâng sao giải hạn.

Chen chân dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh

Chen chân dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh

(VOV) - Tối 17/2 (mùng 8 Tết Quý Tỵ) hàng nghìn người xếp hàng dài trước cổng chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để cầu an, dâng sao giải hạn.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?
Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

VOV.VN - Lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

VOV.VN - Lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng.

TP.HCM: Người dân nô nức đi lễ chùa và du xuân
TP.HCM: Người dân nô nức đi lễ chùa và du xuân

VOV.VN - Ngay từ sáng sớm mùng 1 Tết, hàng chục ngàn người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đổ về các ngôi chùa để cầu may trong Năm mới.

TP.HCM: Người dân nô nức đi lễ chùa và du xuân

TP.HCM: Người dân nô nức đi lễ chùa và du xuân

VOV.VN - Ngay từ sáng sớm mùng 1 Tết, hàng chục ngàn người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đổ về các ngôi chùa để cầu may trong Năm mới.