Giải quyết tận gốc thiếu thuốc, vật tư y tế - cần nhanh chóng sửa luật

VOV.VN - Nghị quyết 30 và Nghị định 07 có ý nghĩa quan trọng, giúp ngành y giải quyết được những khó khăn trước mắt. Nhưng để giải quyết tận gốc tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế thì cần sửa luật.

>>Người bệnh và cơ sở y tế cùng trút được “gánh lo” 

>>Từ Nghị quyết 30 đến thực tế: Vẫn còn những khoảng trống chưa dễ lấp đầy

Phải khẳng định Nghị quyết 30 và Nghị định 07 là hai văn bản quan trọng, có tính chất quyết định trong việc giải quyết cấp bách tình trạng các cơ sở y tế công khám chữa bệnh trong tình trạng “vật vờ” vì thiếu thuốc men và phương tiện y tế. Tuy nhiên, để tình trạng này không lặp lại, giải pháp căn cơ, lâu dài là sửa Luật Đấu thầu, coi thuốc men, trang thiết bị vậy tư y tế là mặt hàng đặc biệt.

Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia y tế và lãnh đạo các bệnh viện công lập trên toàn quốc.

BS Vi Hồng Kỳ - Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cho rằng, Nghị quyết 30 mới chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài cần sửa Luật đấu thầu, nên có chương riêng về mua sắm thuốc và thiết bị vật tư y tế. “Hiện tại, Luật Đấu thầu vẫn nguyên như cũ thì vẫn chưa có sự đồng bộ, thống nhất giữa Nghị quyết, Nghị định mới ban hành với Luật. Do đó, Luật Đấu thấu cần sớm có những thay đổi để sao cho đồng bộ với Nghị quyết” – BS Vi Hồng Kỳ đề xuất.

Là một thành viên trong hội đồng đấu thầu thuốc của bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Hùng Hạnh, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - BV Bạch Mai nêu ý kiến, bên cạnh sửa Luật Đấu thầu, nhà nước nên quản lý giá và việc mua sắm thuốc men, trang thiết bị y tế nên thực hiện theo hình thức đấu thầu tập trung quốc gia. Bởi việc đấu thầu như hiện nay có rất nhiều bất cập.

“Bản thân bệnh viện, mỗi lần mua thuốc, đấu thầu trang thiết bị y tế là cực kỳ cân não,  rất khó khăn, không biết đắt rẻ thế nào bởi giá cả thị trường thay đổi liên tục mà  đòi hỏi một giá cố định thì rất khó. Chúng tôi làm thành viên hội đồng đấu thầu nhưng cũng không hiểu nhiều về đấu thầu. Nên có người chuyên làm về lĩnh vực này để bác sĩ chỉ làm chuyên môn khám chữa bệnh. Và nhà nước quản lý về giá thì chặt chẽ và yên tâm. Bệnh viện cũng yên tâm, chỉ cần có đầy đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ thật tốt cho người bệnh.” – PGS.TS  Hùng Hạnh nói.

Đồng thời, ông cũng cho rằng, nếu không nhanh chóng cải cách quản lý giá và cơ chế đầu thầu thuốc trong bệnh viện thì tình trạng thiếu thuốc vẫn còn tiếp diễn và lặp lại, người bệnh vẫn phải tự ra ngoài mua thuốc. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho người bệnh bởi có thể mua phải thuốc không đảm bảo chất lượng dẫn đến hiệu quả điều trị kém.

Mặt khác, trong đấu thầu thuốc, PGS.TS Nguyễn Hùng Hạnh nêu quan điểm, không nên yêu cầu giá cả rẻ nhất mà nên áp dụng tiêu chí chọn loại thuốc tốt với mức giá hợp lý. “Hợp lý ở đây là cân bằng giữa giá cả và chất lượng thuốc, phải đảm bảo hiệu quả điều trị. Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế tuyến cuối, nếu không có thuốc tốt thì không thể thành công trong cứu chữa người bệnh. Nếu chọn thuốc giá rẻ thì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Thuốc và vật tư y tế là những sản phẩm dùng trực tiếp cho con người. Nếu chất lượng không tốt có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị. Vì vậy, cần phải chọn sản phẩm có chất lượng tốt.” – BS Hùng Hạnh nhấn mạnh.

Thông tin với phóng viên VOV2, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, ông là một trong những đại diện của các bệnh viện và ngành y tế đang được mời tham gia đóng góp ý kiến, bàn thảo về việc sửa đổi Luật Đấu thầu, trong đó có lĩnh vực đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư, y tế.

“Quan điểm  của BV Bạch Mai là thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế là những mặt hàng hết sức đặc thù. Bởi rất nhiều mặt hàng chỉ có một hãng sản xuất và cũng chỉ có một công ty phân phối tại Việt Nam. Vậy thì không thể lấy đâu ra 3 báo giá như quy định. Chúng tôi cũng đề nghị có một chương riêng đối với vấn đề mua sắm đấu thầu, thuốc hóa chất, vật tư, thiết bị y tế chứ không thể quy thuốc hóa chất vật tư, thiết bị y tế  như những hàng hóa thông thường.”  - PGS-TS Đào Xuân Cơ nói và ông cũng bày tỏ hi vọng, nếu như ý kiến này của các cơ sở y tế cùng các nhà quản lý được đưa vào Luật đấu thầu sửa đổi và được Quốc hội thông qua thì công tác quản lý mua sắm thuốc hóa chất, vật tư, thiết bị y tế sẽ có những khởi sắc.

Ông cũng cho biết thêm, hiện Quốc hội và các cơ quan ban, ngành rất quan tâm đến vấn đề này và đang vào cuộc một cách quyết liệt. Khi có những quy định và hành lang pháp lý chắc chắn trong lĩnh vực này thì các cơ sở y tế  không rơi vào tình trạng cạn kiệt thuốc men, vật tư y tế như trong giai đoạn vừa qua.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, Nghị quyết đã gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thanh toán đến việc được đặt máy móc, hay không cần 3 báo giá nhà cung cấp…

Tuy nhiên, theo bà Lan thì đây chỉ là nghị quyết, vấn đề "gốc rễ" lâu dài là cần sửa luật, nhất là Luật Đấu thầu, từ đó sẽ ra các nghị định, thông tư hướng dẫn. Luật Đấu thầu sửa đổi cần phải có một chương quy định riêng cho thuốc và trang thiết bị y tế.

Đồng thời, cần sự vào cuộc và trách nhiệm hơn nữa của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vì đây là vấn đề kinh tế y tế chứ không phải vấn đề chuyên môn y tế. Một mình ngành y tế không thể đủ khả năng khi xây dựng Luật  Đấu thầu, các nghị định, thông tư về mua sắm trong khi trang thiết bị y tế, thuốc có rất nhiều đặc thù.

Song song với đó, Chính phủ có thể thành lập Trung tâm tiếp liệu quốc gia, bổ sung thành phần các chuyên gia đến từ kiểm toán, thanh tra, công an để bảo đảm mua sắm đúng luật. “Tôi nghĩ, đã đến lúc xem lại có nhất thiết cái gì cũng phải đấu thầu. Hãy giao quyền tự chủ rõ ràng cho đơn vị với gói định suất trên số lượng và quy mô bệnh tật của bệnh nhân ở các bệnh viện công lập để tự kiểm soát thất thoát khi mua sắm trang thiết bị như ở các bệnh viện tư nhân. Nếu chưa dám làm đại trà, lựa chọn một số đơn vị để thí điểm cũng là một cách.” – ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan đề xuất.

Tại Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 07/NQ-CP và Nghị quyết 30/NQ-CP  do Bộ Y tế tổ chức cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định hai văn bản này của Chính phủ hết sức quan trọng, bước đầu tháo gỡ, giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế của các cơ sở y tế.

Theo Thứ trưởng, để đồng bộ thực hiện đấu thầu, mua sắm, phải chuẩn bị khẩn trương xây dựng Luật Trang thiết bị y tế; cùng đó phấn đấu đến tháng 4/2024 trình Quốc hội Luật Dược sửa đổi và Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi.

Thứ trưởng cũng yêu cầu các cục/ vụ liên quan của Bộ Y tế phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính trong quá trình sửa Luật giá và Luật đấu thầu.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến của đơn vị, cơ sở y tế về vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc...Trong quá trình thực hiện, các bệnh viện cần có báo cáo và đề xuất ngay với Bộ Y tế để tìm cách tháo gỡ và giải quyết.

Về lâu dài, cần phải có giải pháp căn cơ, đó là nhanh chóng hoàn thiện thể chế bằng văn bản, xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện. Bởi có những quy định trong Nghị quyết 30, Chính phủ chỉ cho áp dụng thí điểm đến hết năm 2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ khó về thuốc, thiết bị, vật tư y tế: Cần hành lang pháp lý đầy đủ
Gỡ khó về thuốc, thiết bị, vật tư y tế: Cần hành lang pháp lý đầy đủ

VOV.VN - Có thể khẳng định, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành kịp thời với nhiều điểm mới quan trọng giúp các bệnh viện sớm tháo gỡ những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi đặt ra trong việc thực thi.

Gỡ khó về thuốc, thiết bị, vật tư y tế: Cần hành lang pháp lý đầy đủ

Gỡ khó về thuốc, thiết bị, vật tư y tế: Cần hành lang pháp lý đầy đủ

VOV.VN - Có thể khẳng định, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành kịp thời với nhiều điểm mới quan trọng giúp các bệnh viện sớm tháo gỡ những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi đặt ra trong việc thực thi.

"Nghị quyết 30 tốt nhưng chưa giải quyết triệt để thiết bị y tế, cần thêm luật"
"Nghị quyết 30 tốt nhưng chưa giải quyết triệt để thiết bị y tế, cần thêm luật"

VOV.VN - Dù cho rằng Nghị định 07 và Nghị quyết 30 giúp gỡ điểm nghẽn thiếu thiết bị, vật tư y tế, nhưng theo các đại biểu Quốc hội về lâu dài cần ban hành thêm luật.

"Nghị quyết 30 tốt nhưng chưa giải quyết triệt để thiết bị y tế, cần thêm luật"

"Nghị quyết 30 tốt nhưng chưa giải quyết triệt để thiết bị y tế, cần thêm luật"

VOV.VN - Dù cho rằng Nghị định 07 và Nghị quyết 30 giúp gỡ điểm nghẽn thiếu thiết bị, vật tư y tế, nhưng theo các đại biểu Quốc hội về lâu dài cần ban hành thêm luật.

Nghị định mới tháo gỡ nhiều nút thắt về mua sắm trang thiết bị y tế
Nghị định mới tháo gỡ nhiều nút thắt về mua sắm trang thiết bị y tế

VOV.VN - Chính phủ Ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 98/2021/NĐ-CP nhiều nút thắt về trang thiết bị y tế đã được tháo gỡ.

Nghị định mới tháo gỡ nhiều nút thắt về mua sắm trang thiết bị y tế

Nghị định mới tháo gỡ nhiều nút thắt về mua sắm trang thiết bị y tế

VOV.VN - Chính phủ Ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 98/2021/NĐ-CP nhiều nút thắt về trang thiết bị y tế đã được tháo gỡ.

Chính phủ tiếp tục ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc về thuốc, trang thiết bị y tế
Chính phủ tiếp tục ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc về thuốc, trang thiết bị y tế

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Chính phủ tiếp tục ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc về thuốc, trang thiết bị y tế

Chính phủ tiếp tục ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc về thuốc, trang thiết bị y tế

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.