Giám định viên BHYT bị chê yếu kém, lãnh đạo BHXH Việt Nam nói gì?

VOV.VN -Gần 3.000 giám định viên BHYT nhưng không phải ai cũng là bác sĩ. Đã là tiến sĩ, giáo sư giỏi thì làm chuyên môn, không đi làm giám định làm gì cho phí.

Tại hội thảo về chính sách phát triển y tế tư nhân do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến của các lãnh đạo bệnh viện ngoài công lập cho rằng, lực lượng giám định viên BHYT hiện nay đang “rất có vấn đề” và cần đưa lực lượng này độc lập với BHXH để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Ông Phan Ngọc Hùng - Chủ tịch HĐTV Cty TNHHH Bệnh viện An Phước cho rằng: “Nên có cơ quan giám định hoặc hậu giám định độc lập về vấn đề khi BHYT đi thanh kiểm tra, để giải quyết các vụ việc phát sinh khách quan hơn”.

Cùng chung quan điểm này, bà Ngô Minh Chiến - Phòng Khám đa khoa Tâm Đức (Bình Phước) dẫn chứng chính trường hợp của Tâm Đức: “Tôi đề nghị phải làm rõ việc bảo hiểm ngang nhiên xuất toán quỹ. Bảo hiểm yêu cầu chúng tôi phải có đầy đủ chữ ký ở văn bản, nhưng bản thân bảo hiểm lại không ký. Tại sao? Có phải bảo hiểm không tự tin?”.

Bà Ngô Minh Chiến nói tiếp: “Theo tôi được biết, trình độ chuyên môn của các giám định viên của Bình Phước chỉ có 1 bác sĩ, còn lại là trình độ trung cấp. Luật quy định bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề, nhưng người giám định lại không có chứng chỉ, đó là điều vô lý. Từ thực tế này, tôi kiến nghị cần phải có cơ quan giám định độc lập, am hiểu kỹ thuật, chuyên môn. Có như vậy, cơ sở giám định này mới có đủ trình độ để giám định các cơ sở y tế”.

Bà Ngô Minh Chiến

Còn theo PGS. TS Tô Văn Hải - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà, Hà Nội: Một bộ phận được giao đi giám định hơi quá sức đối với họ. Họ đi chấm thủ tục hành chính là chính chứ với người bệnh không chỉ nhìn vào kết quả xét nghiệm này, x- quang này là giám định xong mà người bệnh kết hợp cả thuốc và cả giải pháp mới gọi là khám chữa bệnh.

“Do đó, việc giám định đòi hỏi chuyên môn rất cao mà đội ngũ giám định hiện nay chưa đáp ứng được. Nhưng nếu giải tán thì lại không thể được. Do đó, tôi kiến nghị trước mắt vẫn để đội ngũ giám định nhưng họ giám định nếu trong trường hợp nào nghi ngờ thì phải chuyển lên cho đội ngũ có chuyên môn cao hơn xem xét rồi mới đưa ra kết luận”.

Ở góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Vấn đề lựa chọn và thành lập cơ quan giám định độc lập liên quan tới BHYT không hề khó. Đơn vị này cần có sự tham gia của các chuyên gia tài chính và y tế và cả lao động xã hội. Chúng ta chưa tận dụng được hết sức mạnh của các Hiệp hội. Vẫn còn nhiều Hiệp hội khác ngoài Hiệp hội bệnh viện tư nhân có thể tham gia vào việc xây dựng cơ quan giám định độc lập.

Mỗi tổ chức giám định độc lập này sẽ được sử dụng khi bất kể đơn vị nào có đề nghị, khi xuất toán có những khoản không hợp lý, có quyền bỏ chi phí để đơn vị giám định độc lập này vào, đơn vị này có quyền vào điều tra và đưa ra những kết luận đủ thuyết phục về chuyên môn và luật pháp. Do đó, cần có chế tài cho các cơ quan giám định này. Khi đó, bệnh viện tư nhân có vấn đề không thấy thoả đáng có thể mời các tổ chức giám định này vào.

“Thành viên Hội đồng giám định có thể do các bên ý kiến, những người đủ đức tài và chuyên môn. Cần có hành lang pháp lý cho các cơ quan này. Theo tôi, chỉ cần 1 năm có thể ra một tổ chức giám định độc lập như vậy, tương tự như Trung tâm trọng tài quốc tế của VCCI hiện nay” – luật sư Truyền nói.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền.

Phản hồi lại các ý kiến này, ông Vũ Xuân Bằng – Phó trưởng ban thực hiện Chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho rằng: Các lãnh đạo Bệnh viện nói giám định viên không có năng lực, trình độ, trong báo cáo là 80-90% mà không có căn cứ rõ ràng. Chúng ta nói như thế là chưa hiểu hết công tác giám định bảo hiểm y tế. Trong ngành chúng tôi có gần 3.000 cán bộ làm công tác giám định bảo hiểm y tế nhưng không phải ai cũng là bác sĩ, không phải ai cũng là tiến sĩ, giáo sư giỏi. Đã là tiến sĩ, giáo sư giỏi thì không đi làm giám định làm gì cho phí. Những người đó để dành cho làm công tác điều trị tốt lên. Những người làm công tác giám định cũng như anh đi làm kiểm toán, thanh tra là phải hiểu được nghiệp vụ kiểm toán, hiểu được nghiệp vụ thanh tra chứ không phải đi làm chuyên môn. Phẫu thuật, mổ tim thì cần bác sĩ giỏi, cần GS, TS, nhưng không phải những giám định viên giỏi là những người giỏi chuyên môn.

Từ những bất cập mà đại diện các bệnh viện tư nhân nêu ra, ông Vũ Xuân Bằng cho biết, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang bàn việc thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn quốc gia, cấp cao hơn tất cả, bao gồm các GS. TS đầu ngành, các chuyên gia BHYT... khi động chạm, có kiện cáo... thì hội đồng chuyên môn sẽ đứng ra xem xét giải quyết.

Ông Vũ Xuân Bằng

Còn công việc của giám định BHXH, theo ông Bằng, lực lượng này sẽ giám định chính sách pháp luật (giám định, kiểm tra  xem bệnh viện có làm đúng không, chứng chỉ hành nghề có không, cấp phép), giám định chuyên môn và giám định về mặt tài chính.

Theo đánh giá của ông Bằng, nhiều bệnh viện tư nhân làm rất tốt, rất chuẩn chỉ nhưng chỉ vì có một vài bệnh viện tư nhân có việc làm không đúng chính sách pháp luật đã ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. “Không thể có một bác sĩ làm việc ngoài giờ tại một phòng khám mà trong 1 quý có 900 giờ, trong khi Luật Lao động chỉ qui định tối đa 200 giờ làm thêm/năm. Rồi có 1 cơ sở khám chữa bệnh, tiền chi cho thuốc chỉ 9% trong khi 73% chi dịch vụ kỹ thuật...” – ông Bằng dẫn chứng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Y tế tư nhân kêu mất công bằng khi tham gia BHYT
Y tế tư nhân kêu mất công bằng khi tham gia BHYT

VOV.VN - Nhiều cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế vẫn còn là rào cản đối với hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, trong đó có BHYT. 

Y tế tư nhân kêu mất công bằng khi tham gia BHYT

Y tế tư nhân kêu mất công bằng khi tham gia BHYT

VOV.VN - Nhiều cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế vẫn còn là rào cản đối với hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, trong đó có BHYT. 

Trục lợi bảo hiểm y tế xuất phát từ cả cơ quan y tế và người dân
Trục lợi bảo hiểm y tế xuất phát từ cả cơ quan y tế và người dân

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Có tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế, việc lạm dụng này xuất phát từ 2 phía cơ quan y tế và người dân.

Trục lợi bảo hiểm y tế xuất phát từ cả cơ quan y tế và người dân

Trục lợi bảo hiểm y tế xuất phát từ cả cơ quan y tế và người dân

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Có tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế, việc lạm dụng này xuất phát từ 2 phía cơ quan y tế và người dân.

Lật tẩy nhiều thủ đoạn trục lợi bảo hiểm xã hội
Lật tẩy nhiều thủ đoạn trục lợi bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Qua điều tra phát hiện, xử lý nhiều đơn vị, cá nhân tại các địa phương lợi dụng, làm giả chế độ thai sản của người lao động để chiếm đoạt quỹ BHXH.

Lật tẩy nhiều thủ đoạn trục lợi bảo hiểm xã hội

Lật tẩy nhiều thủ đoạn trục lợi bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Qua điều tra phát hiện, xử lý nhiều đơn vị, cá nhân tại các địa phương lợi dụng, làm giả chế độ thai sản của người lao động để chiếm đoạt quỹ BHXH.