Gian nan dạy và học trực tuyến ở Cà Mau

VOV.VN - Sau khoảng nửa tháng triển khai dạy và học trực tuyến, nhiều khó khăn đã được cơ quan chức năng Cà Mau ghi nhận. Có những giải pháp được đưa ra để khắc phục, tuy nhiên, cũng cần sự chung tay của giáo viên, phụ huynh và ý thức học tập của học sinh mới mong đạt kết quả tích cực.

Gia đình bà Phan Thị Nga (ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn thời, Cà Mau) có 2 người con đang học Tiểu học và THCS. Người con nhỏ hiện chỉ nhận bài tập từ thầy cô làm để củng cố kiến thức, còn người con lớn thì học trực tuyến trên chiếc điện thoại màn hình 4,6 inch. Điều kiện gia đình khó khăn nên gia đình bà Nga không thể trang bị đủ máy tính cho con. Bà Phan Thị Nga chia sẻ: "Méng học cấp 1, thầy giáo gửi bài về cho làm, một ngày làm 1 bài. Còn Ý học cấp 2, học trực tiếp trên Zoom, trực tuyến vậy thì đỡ hơn. Nọ nay tôi đi làm cũng không theo dõi được con học. Làm sao hiệu quả được như học trực tiếp, mấy đứa nó nói chẳng hiểu bài gì, thời lượng học cũng chỉ 45 phút, sơ sài".

Học trực tuyến khó tương tác với thầy cô nên các em khó hiểu bài. Hình thức này cũng làm cho không khí học tập mất sự sinh động, cuốn hút, học sinh dễ mất tập trung. Việc quản lý, nhắc nhở các em lại rất khó khăn. Cô Nguyễn Hoàng Phúc, Giáo viên Trường THCS Hòa Trung (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) nhận xét: "Trong quá trình dạy và học trực tuyến còn những khó khăn. Đặc biệt học sinh ở vùng nông thôn đôi khi đường truyền không ổn định, nhất là các em điều kiện khó khăn, học bằng 3G. Giáo viên đôi khi quản lý học trò không được chặt chẽ lắm, đặc biệt, các em ở lớp nhỏ, không được nề nếp. Do đó, cũng mong muốn sao dịch nhanh qua đi, thầy cô và các em được đến trường".

Để khắc phục khó khăn về đường truyền không đảm bảo, UBND tỉnh Cà Mau đã cho dừng dạy và học trực tuyến ở cấp tiểu học. Ngày 27/9 vừa qua, ngành Giáo dục Cà Mau cũng phối hợp với các đơn vị liên quan, ra mắt chương trình dạy trực tuyến trên truyền hình để tạo điều kiện học tập thuận lợi hơn.

Trong buổi ra mắt chương trình dạy trực tuyến trên truyền hình, ông Trần Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, dạy và học trực tuyến là giải pháp cần thực hiện trong tình hình dịch bệnh để giúp học sinh không bị hụt kiến thức. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 13.000 học sinh còn thiếu thiết bị để học là vấn đề nan giải. Các chương trình dạy trên truyền hình sẽ góp phần để các em dễ tiếp cận với việc học hơn. Đặc biệt, phụ huynh, học sinh có thể xem bất cứ lúc nào để củng cố kiến thức: "Trong tình hình dịch  chúng ta phải tìm nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, chúng ta cũng thực hiện dạy trực tuyến nhưng dạy và học cũng gặp khó khăn. Vì lẽ đó chúng ta sẽ dạy trên truyền hình MyTV và TV360 góp thêm phần rất quan trọng để các em có thêm sự lựa chọn. Nếu như nơi nào bị khó khăn bởi sóng, máy móc, bởi ý thức học tập của các em thì phụ huynh, người thân những lúc rảnh rỗ có thể xem lại và hướng dẫn thêm cho các em các cháu học. Đặc biệt, đối với các em học sinh còn nhỏ".

Các chương trình dạy trên truyền hình có những ưu điểm hơn trên các phần mềm khác, tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn như thiếu sự tương tác, dễ nhàm chán, thiếu đi sự nhiệt huyết, chú tâm của cả người dạy và người học. Để việc dạy và học trực tuyến hiệu quả hơn, rất cần sự tận tâm của các thầy cô để có phương pháp dạy sinh động, cuốn hút. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt quan tâm việc học của con em, có điều kiện nên cùng học và xem những bài giảng để bồi dưỡng thêm cho các em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến
25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tối 19/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tối 19/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.

Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách
Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

VOV.VN - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.

Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

VOV.VN - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.

Dạy và học trực tuyến ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn
Dạy và học trực tuyến ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn

VOV.VN - Đến nay, khoảng 280.000 học sinh các cấp học tại thành phố Đà Nẵng đã học trực tuyến hơn 1 tuần sau lễ khai giảng. Việc dạy học trực tuyến gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, giáo viên và học sinh, đặc biệt với học sinh cấp tiểu học.

Dạy và học trực tuyến ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn

Dạy và học trực tuyến ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn

VOV.VN - Đến nay, khoảng 280.000 học sinh các cấp học tại thành phố Đà Nẵng đã học trực tuyến hơn 1 tuần sau lễ khai giảng. Việc dạy học trực tuyến gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, giáo viên và học sinh, đặc biệt với học sinh cấp tiểu học.