Giáo dục giới tính học đường- giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu

VOV.VN - Những năm qua, ngành giáo dục huyện vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học.

Câu chuyện tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc từ lâu nay đã để lại nhiều hậu quả về sức khỏe và tâm lý đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Để ngăn chặn thực trạng này và giúp giảm thiểu vấn nạn tảo hôn ở lứa tuổi học đường, những năm qua, ngành giáo dục huyện vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học, nhất là khối trung học cơ sở và trung học phổ thông.

gioi_tinh_2_vov.jpg

Giáo dục giới tính trong nhà trường đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh dân tộc tảo hôn và bỏ học tại huyện vùng cao huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Buổi ngoại khóa cuối cùng năm học 2019 - 2020 tại lớp 6A1, Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), không khí trao đổi của học sinh nhộn nhịp, thoải mái hơn các giờ học khác. Vấn đề về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học sinh, cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay vấn đề xâm hại và lạm dụng tình dục vị thành niên và cách phòng tránh, chăm sóc vệ sinh thân thể đối với học sinh nữ.... tưởng chừng khó nói đối với lứa tuổi 13 - 14, nhưng việc cô giáo và cán bộ dân số huyện truyền đạt một cách cởi mở, dễ hiểu đã tạo sự hào hứng trong học sinh.

Em Phạm Ngọc Mai, học sinh lớp 6A1, Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sin Suối Hồ cho biết: "Nạn tảo hôn trong đồng bào Mông vẫn thường diễn ra. Bằng tuổi em ở bản, các bạn đã lấy chồng và có em bé. Có bạn còn đang đi học đã lấy chồng, rồi bỏ học luôn ở nhà đi làm nương, cuộc sống rất khó khăn". Vì vậy, hoạt động tuyên truyền như thế này rất bổ ích với các bạn trong lớp, nhất là các bạn gái như Mai.

"Sau buổi tuyên truyền, chúng em có thể hiểu biết sâu hơn về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, sức khỏe tiền hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. Trước đó trường em cũng đã tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên"- em Mai chia sẻ.

Hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục giới tính được các trường học ở Phong Thổ tổ chức theo tháng ở lớp hoặc nhóm lớp, hướng đến đối tượng chủ yếu là học sinh nữ ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuyên truyền viên thường là cán bộ dân số huyện, hoặc có khi là chính các thầy cô giáo trong các nhà trường.

gioi_tinh_2_vov.jpg

Nhờ những kỹ năng tuyên truyền tốt, các vần đề tưởng chừng như khó nói với lứa tuổi 13 - 14, nhưng lại được đông đảo học sinh vùng cao tích cực hưởng ứng.

"Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông tại thôn, bản, xã. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban của xã, huyện tuyên truyền sâu rộng hơn về pháp luật của nhà nước để giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Đội ngũ dân số của chúng tôi ở xã khi mà nắm được các trường hợp nào chuẩn bị tảo hôn là chúng tôi đến vận động tại từng gia đình, do đó, tỷ lệ tảo hôn là cũng giảm nhiều so với những năm trước"- chị Lò Thị Thu Hà, cán bộ Phòng Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Phong Thổ cho biết. 

Tảo hôn đã trở thành vấn nạn trong vùng đồng bào từ trước tới nay, trong đó, không ít học sinh trong các trường học ở vùng sâu, vùng xa, biên giới cũng bỏ học lấy vợ, lấy chồng. Để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng này, ngành giáo dục huyện Phong Thổ đã chỉ đạo các trường học, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn đưa nội dung giáo dục giới tính vào trường học và coi như một môn học phụ.

Ông Nguyễn Vương Hùng, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ cho biết: Các nhà trường đã tăng cường truyền thông giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh và phát động phong trào nói không với nạn tảo hôn ngay trong trường học. Cùng với đó là chú trọng phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về hôn nhân gia đình đến các em. 

"Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện để tuyên truyền về tác hại của việc kết hôn sớm đối với các em học sinh. Ngoài ra cũng phối hợp với tổ chức Plan tổ chức tập huấn cho tất cả các giáo viên giáo dục thể chất, cũng như giáo viên phụ trách đoàn, đội trong các nhà trường, các nội dung liên quan đến quyền bình đẳng giới đối với học sinh nữ. Để trong quá trình hoạt động ở cơ sở như là các hoạt động ngoại khóa, các thầy, các cô sẽ tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các em"- ông Nguyễn Vương Hùng cho biết.

Việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ đưa nội dung giáo dục giới tính vào trường học, mà "vấn nạn" này ở huyện vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã chuyển biến tích cực, trước hết là duy trì sĩ số ở các nhà trường do tình trạng bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng đã giảm mạnh./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN -Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn là hủ tục của không ít buôn làng ở tỉnh Lâm Đồng.

Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN -Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn là hủ tục của không ít buôn làng ở tỉnh Lâm Đồng.

Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì tảo hôn cho con
Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì tảo hôn cho con

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, đã bị kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” về mặt Đảng.

Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì tảo hôn cho con

Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì tảo hôn cho con

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, đã bị kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” về mặt Đảng.

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo
Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

VOV.VN -Những cặp vợ chồng lấy nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dù là tình yêu tự nguyện hay gả ép hầu hết đều có kết cục không mấy sáng sủa

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

VOV.VN -Những cặp vợ chồng lấy nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dù là tình yêu tự nguyện hay gả ép hầu hết đều có kết cục không mấy sáng sủa