Bài 3:

20.000 tiến sĩ cho các trường đại học còn quá xa vời!

VOV.VN - Các trường ĐH đang thiếu đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đầu đàn hướng dẫn nghiên cứu sinh cho nhiều ngành nghề.

Trên thực tế, để giải quyết tình trạng thiếu hụt đội ngũ giảng viên có trình độ cao nhằm hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) phát triển ngành nghề, Chính phủ đã ban hành Quyết định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020” (Đề án 911).

Đề án dựa trên 3 phương thức đào tạo: đào tạo ở nước ngoài, ở trong nước và đào tạo theo phương thức phối hợp với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ bổ sung thêm 20.000 tiến sĩ cho các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ.

Việt Nam có rất nhiều Tiến sĩ nhưng không thích tham gia vào công tác giảng dạy ở trường ĐH (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc mở rộng đào tạo giảng viên đạt trình độ cao, cuối năm 2013, Chính phủ còn ban hành Nghị định quy định chi tiết tăng tuổi nghỉ hưu cho giảng viên có học hàm, học vị. Theo đó, thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm. Trong thời gian kéo dài, giảng viên sẽ được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác như giảng viên cơ hữu (giảng viên giảng dạy ổn định, nằm trong biên chế của trường).

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn khuyến khích những nhà khoa học, người có học hàm, học vị cao cộng tác với các trường ĐH, CĐ trong giảng dạy và hướng dẫn đội ngũ nghiên cứu sinh kế cận.

Rõ ràng, các giải pháp để đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao đã được Chính phủ và Bộ GD-ĐT thực hiện một cách kịp thời. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra chưa thể đủ sức thuyết phục để các trường có được hay giữ chân người tài giỏi.

Khó đạt được 20.000 tiến sĩ như mục tiêu đề ra

Theo như Đề án 911, trong vòng 10 năm (từ 2010-2020), Việt Nam sẽ bổ sung thêm 20.000 tiến sĩ cho các trường ĐH. Thế nhưng, mục tiêu này đang là viễn cảnh khá xa vời khi mà trên thực tế, số liệu chính thức của Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ GD-ĐT) công bố cho thấy, từ năm 2001-2010, cả nước mới đào tạo được 4.000 tiến sĩ.

Khó khăn lớn nhất để đến năm 2020 có được mục tiêu 20.000 tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ là thiếu kinh phí, ngân sách vì đào tạo tiến sĩ ở trong nước phải tốn tổng chi phí là khoảng 200 triệu đồng trong vòng 4 năm. Nếu cử giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài để trở thành tiến sĩ phải mất bình quân trên 1,5 tỷ đồng.

Ngoài khó khăn về kinh phí đào tạo, bất cập lớn nhất để các trường có được đội ngũ giảng viên có trình độ cao là đội ngũ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư ở các trường ĐH, CĐ đang bị “vơi đi” vì họ đến tuổi nghỉ hưu.

Với hơn 400 trường ĐH, CĐ thì có đến hơn 300 trường thuộc hệ thống trường công lập mà đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao về hưu thì các trường sẽ mất dần đi “cánh chim đầu đàn” hướng dẫn lực lượng nghiên cứu sinh trẻ tuổi kế cận phát triển ngành nghề trong tương lai. 

Giáo sư (GS) Đinh Quang Báo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học sư phạm kiến nghị, các trường ĐH, nên khuyến khích những giáo sư, phó giáo sư có uy tín đã về hưu cộng tác với các trường bằng cách coi họ như là giảng viên cơ hữu của trường để họ yên tâm nghiên cứu khoa học, hướng dẫn đội ngũ kế cận.

 
GS Đinh Quang Báo

 
Để khắc phục tình trạng thiếu giảng viên đầu đàn có trình độ cao hướng dẫn cho đội ngũ kế cận, các trường ĐH, cụm trường ở các địa phương có thể liên kết với nhau để thành lập Hội đồng đào tạo sau ĐH gồm nhiều chuyên gia, giáo sư, phó giáo sư. Họ phải có trách nhiệm nghiên cứu khoa học, ngành nghề đang đào tạo để phát triển đội ngũ giảng viên kế cận.

Tiến sĩ rất nhiều với những toan tính riêng...

Đứng ở góc độ giám sát giáo dục, PGS.TS Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay, nước ta không phải hiếm giáo sư, tiến sĩ nhưng số lượng người tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy không nhiều. Hàng năm, trường ĐH đều cử giảng viên đi học tập để nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, một số người đã được cử đi đào tạo ở nước ngoài không chịu trở về trường làm việc. Có thể nói, khi học xong, họ có thể đạt được một vị thế xã hội nhưng khi làm việc ở trường ĐH, người giỏi chưa chắc đã được trân trọng hoặc thậm chí thu nhập không được cao nên họ sẵn sàng bỏ giảng đường để tới những nơi có mức thu nhập cao hơn với môi trường làm việc thuận lợi, phát huy tài năng của họ.

Ngoài ra, có một bất cập cần phải xem xét là hiện nay, trong khi ở nhiều ngành học không đủ giảng viên đạt trình độ cao giảng dạy thì nhiều cơ quan, doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn trình độ tiến sĩ để xem xét đề bạt, phân công chức vụ.

 
 PGS.TS Lê Văn Học

 Rõ ràng, trường ĐH đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ rất nhiều. Tuy nhiên, người học chỉ lấy tấm bằng đó làm căn cứ để thăng quan tiến chức chứ không thích giảng dạy ở các trường ĐH.

PGS.TS Lê Văn Học nêu quan điểm, chỉ riêng Bộ GD-ĐT không thể giải quyết được thực tế đáng buồn trên mà cần có sự hợp tác của các Bộ, ngành khác trong việc đào tạo, quy hoạch cán bộ cho từng cơ quan, đơn vị.

Điểm đặc biệt lưu ý là trong đào tạo, các trường ĐH cần phối hợp với các Bộ, ngành đề ra chiến lược quy hoạch đủ số giảng viên có trình độ cao phục vụ giảng dạy ở nhiều chuyên ngành khác nhau.

Đồng ý với quan điểm trên, GS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, đúng là thực tế hiện nay, rất nhiều chuyên ngành không có đủ giảng viên cơ hữu để giảng dạy. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành đó và nguồn nhân lực cho xã hội.

Đứng trước bất cập trên, mới đây, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định mạnh tay là dừng tuyển sinh hàng trăm ngành ĐH vì không có đủ giảng viên cơ hữu giảng dạy. Đây là hồi chuông báo động để các trường bổ sung và chú trọng đến đào tạo đội ngũ giảng viên có chất lượng.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng đã nhấn mạnh đến việc cho các trường cơ hội đến ngày 31/12/2015, nếu những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh được khắc phục, cơ sở đào tạo phải báo cáo về Bộ để được xem xét cho phép tuyển sinh trở lại.

 
 GS Vũ Minh Giang

 
Bộ GD-ĐT cũng đã rất linh động cho các trường có tính chất đặc thù như nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc… tuyển dụng, đào tạo và thu hút giảng viên giỏi bằng những tiêu chí phù hợp với từng trường.

Chẳng hạn như ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội thiếu giảng viên chuyên ngành chèo giảng dạy thì nhà trường có thể mời cán bộ đạt trình độ tiến sĩ, chuyên nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật chèo ở một Bộ, cơ quan nghệ thuật nào đó về trường giảng dạy.

Vì thế, các trường có tính chất đặc thù không nên kêu khó mà hãy tập trung vào hoạt động đào tạo, bổ sung giảng viên cơ hữu cho từng chuyên ngành của mình.

Giáo sư Vũ Minh Giang cho rằng, Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020” không chỉ chú trọng đến đào tạo đội ngũ giảng viên ở những ngành khoa học tự nhiên, xã hội mà cần mở rộng đến những ngành có tính chất đặc thù.

Giữa lúc các trường ĐH, CĐ đang “khát” giảng viên có trình độ cao, Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020” ra đời với mục tiêu bổ sung thêm 20.000 tiến sĩ cho các trường là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, nếu “người tài” không được sử dụng đúng chỗ đang cần thì sẽ là một tổn thất lớn cho đất nước và như vậy, tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ còn kéo dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến 2015, phấn đấu xây dựng 3 trường đại học xuất sắc
Đến 2015, phấn đấu xây dựng 3 trường đại học xuất sắc

VOV.VN -Đến năm 2015 có khoảng 50 chương trình đào tạo đại học được các tổ chức quốc tế có uy tín kiểm định.

Đến 2015, phấn đấu xây dựng 3 trường đại học xuất sắc

Đến 2015, phấn đấu xây dựng 3 trường đại học xuất sắc

VOV.VN -Đến năm 2015 có khoảng 50 chương trình đào tạo đại học được các tổ chức quốc tế có uy tín kiểm định.

62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng
62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng

VOV.VN -Khi viết hồ sơ thi ĐH, CĐ, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường thông qua qua website chính thức.

62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng

62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng

VOV.VN -Khi viết hồ sơ thi ĐH, CĐ, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường thông qua qua website chính thức.

 Tư vấn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014
Tư vấn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014

VOV.VN -Các Giáo sư, Tiến sĩ tới từ ĐHQG Hà Nội tư vấn tuyển sinh cho các em học sinh 

 Tư vấn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014

Tư vấn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014

VOV.VN -Các Giáo sư, Tiến sĩ tới từ ĐHQG Hà Nội tư vấn tuyển sinh cho các em học sinh 

Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới
Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới

VOV.VN -Nếu không thích nghi được yêu cầu khắt khe của thị trường lao động ASEAN, các trường ĐH, CĐ sẽ đứng trước nguy cơ không thể tồn tại.

Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới

Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới

VOV.VN -Nếu không thích nghi được yêu cầu khắt khe của thị trường lao động ASEAN, các trường ĐH, CĐ sẽ đứng trước nguy cơ không thể tồn tại.

60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức
60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức

VOV.VN -Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, mới rà soát 60% số trường thì có tới 60 trường có chuẩn đầu ra chỉ mang tính hình thức.

60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức

60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức

VOV.VN -Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, mới rà soát 60% số trường thì có tới 60 trường có chuẩn đầu ra chỉ mang tính hình thức.

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học
Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học

VOV.VN -Những ngành bị dừng tuyển sinh vì không đáp được điều kiện quy định do Bộ GD-ĐT đưa ra.

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học

VOV.VN -Những ngành bị dừng tuyển sinh vì không đáp được điều kiện quy định do Bộ GD-ĐT đưa ra.

Sẽ có tiêu chí cụ thể để thay thế điểm sàn vào đại học
Sẽ có tiêu chí cụ thể để thay thế điểm sàn vào đại học

VOV.VN - Bộ GD-ĐT sẽ thành lập 1 hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng GD-ĐT về việc đặt ra những tiêu chí cụ thể để xét tuyển thí sinh vào ĐH, CĐ.

Sẽ có tiêu chí cụ thể để thay thế điểm sàn vào đại học

Sẽ có tiêu chí cụ thể để thay thế điểm sàn vào đại học

VOV.VN - Bộ GD-ĐT sẽ thành lập 1 hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng GD-ĐT về việc đặt ra những tiêu chí cụ thể để xét tuyển thí sinh vào ĐH, CĐ.

62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại
62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại

Trước đây 1 tháng, cả xã hội xôn xao trước việc 207 ngành đào tạo bị dừng tuyển sinh vì không đảm bảo chất lượng dạy và học.

62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại

62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại

Trước đây 1 tháng, cả xã hội xôn xao trước việc 207 ngành đào tạo bị dừng tuyển sinh vì không đảm bảo chất lượng dạy và học.