23 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học lại bình thường

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến nay có 23 tỉnh, thành phố trên cả nước cho học sinh đến trường, vẫn còn 31 địa phương tổ chức dạy học trực tuyến do dịch Covid-19.

Theo Bộ GD-ĐT, tính đến hết ngày 8/10, có 23 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đến trường học trực tiếp, 9 tỉnh đang kết hợp giữa dạy trực tuyến và trực tiếp. Cả nước vẫn còn 31 tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì học trực tuyến do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong đó có các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam.

Trước đó, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để triển khai việc dạy và học ứng phó với dịch bệnh, Bộ GD-ĐT đã ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.

Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đối với lớp 6 thực hiện chương trình giáo dục phồ thông 2018, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19.

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006, Bộ GDĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

Đặc biệt, các công văn của Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung, yêu cầu đã được tinh giản, nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu, những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Đặc biệt, để tạo điều kiện cho học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 quay về địa phương học tập, mới đây Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn gửi các Sở GD-ĐT yêu cầu tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19.

Các Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường chủ động bố trí xếp lớp cho học sinh học tập theo đúng đối tượng, tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh chuyển đến để kịp thời đáp ứng yêu cầu học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 98% học sinh ở Tiền Giang tham gia học trực tuyến ổn định
Gần 98% học sinh ở Tiền Giang tham gia học trực tuyến ổn định

VOV.VN - Hiện nay, công tác dạy và học trực tuyến ở tỉnh Tiền Giang đã từng bước ổn định. Các ngành chức năng và các doanh nghiệp viễn thông tích cực hỗ trợ các em học sinh khắc phục khó khăn trong việc học trực tuyến.

Gần 98% học sinh ở Tiền Giang tham gia học trực tuyến ổn định

Gần 98% học sinh ở Tiền Giang tham gia học trực tuyến ổn định

VOV.VN - Hiện nay, công tác dạy và học trực tuyến ở tỉnh Tiền Giang đã từng bước ổn định. Các ngành chức năng và các doanh nghiệp viễn thông tích cực hỗ trợ các em học sinh khắc phục khó khăn trong việc học trực tuyến.

Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online
Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online

VOV.VN - Mặc dù nhà trường, giáo viên luôn sự nỗ lực không ngừng để đưa bài giảng online chất lượng đến với học sinh thì vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, những áp lực vô hình khi dạy học trên các nền tảng trực tuyến.

Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online

Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online

VOV.VN - Mặc dù nhà trường, giáo viên luôn sự nỗ lực không ngừng để đưa bài giảng online chất lượng đến với học sinh thì vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, những áp lực vô hình khi dạy học trên các nền tảng trực tuyến.

GS Ngô Bảo Châu: Phông văn hóa quan trọng không kém chuẩn bị một cái nghề
GS Ngô Bảo Châu: Phông văn hóa quan trọng không kém chuẩn bị một cái nghề

VOV.VN - Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, để con trẻ được hoà mình vào cuộc sống văn hóa từ khi còn rất nhỏ quan trọng không kém chuẩn bị một cái nghề. Vốn văn hóa sẽ giúp con trẻ hội nhập cuộc sống, thích nghị mọi điều kiện thay đổi của cuộc sống.

GS Ngô Bảo Châu: Phông văn hóa quan trọng không kém chuẩn bị một cái nghề

GS Ngô Bảo Châu: Phông văn hóa quan trọng không kém chuẩn bị một cái nghề

VOV.VN - Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, để con trẻ được hoà mình vào cuộc sống văn hóa từ khi còn rất nhỏ quan trọng không kém chuẩn bị một cái nghề. Vốn văn hóa sẽ giúp con trẻ hội nhập cuộc sống, thích nghị mọi điều kiện thay đổi của cuộc sống.