40.000 cử nhân chưa có việc, ngành sư phạm giảm mạnh chỉ tiêu

VOV.VN - So với năm 2017, năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Sư phạm giảm mạnh, tới 38%.

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, năm 2018, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là 455.174, tăng 1,2% so với năm trước. 

Riêng với ngành sư phạm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, tổng chỉ tiêu ngành này giảm rất mạnh, tới 38%. Cụ thể, chỉ tiêu vào các trường sư phạm là 35.590. Tổng số nguyện vọng sư phạm là 125.261, giảm 29% so với năm trước.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT 

Lý giải về việc chỉ tiêu ngành sư phạm giảm mạnh, bà Phụng cho biết, để đáp ứng nhu cầu cho 63 tỉnh thành, năm 2018, Bộ xác định số giáo viên cần tuyển thêm là 59.000 người, tuy nhiên, tình hình tuyển dụng giáo viên hiện nay vẫn trong tình trạng thừa thiếu cục bộ. Bên cạnh đó, việc giảm chỉ tiêu ngành sư phạm còn dựa trên khảo sát về số lượng sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp chưa có việc làm trong 2 năm trở lại đây.

“Số sinh viên đã tốt nghiệp chưa có việc làm và dự kiến ra trường năm 2018, 2019 chưa có việc làm ngay có thể rơi vào khoảng 40.000 người. Trong đó, khoảng 50% vẫn chờ cơ hội để được vào ngành hoặc quay lại làm việc đúng ngành nghề nếu có cơ hội. Vì vậy, chúng tôi xác định sẽ chỉ giao chỉ tiêu từ 35.000-36.000 chỉ tiêu trong năm nay”, bà Phụng cho biết.

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết thêm, thực tế, so với năm 2017, tốc độ giảm nguyện vọng (27-29%) vẫn thấp hơn tốc độ giảm chỉ tiêu (38%). Nếu xét ở tiêu chí tỷ lệ nguyện vọng/tỷ lệ chỉ tiêu thì tỷ lệ này của các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học vẫn ở vị trí trung bình trong các khối ngành. Như vậy, nguồn tuyển không quá thấp và chất lượng đầu vào sẽ được đảm bảo. 

Đáng chú ý, trong tổng số chỉ tiêu sư phạm năm nay, Bộ vẫn giao 5000 chỉ tiêu cho các trường trung cấp sư phạm. Trước những ý kiến cho rằng, việc giao nhiều chỉ tiêu cho bậc trung cấp có mâu thuẫn với phương châm nâng cao chất lượng đầu vào ngành sư phạm, Bà Phụng cho rằng, số lượng chỉ tiêu này vẫn thấp so với nhu cầu thực tế tại các địa phương hiện nay. 

“Các địa phương rất thiếu giáo viên mầm non, do đó đều mong muốn đào tạo nhanh để sử dụng ngay. Nhu cầu các giáo viên mầm non tại các thành phố lớn hiện nay cũng rất cao. Tổng chỉ tiêu tuyển mới toàn quốc ngành sư phạm năm nay là 59.000 giáo viên, trong đó khối mầm non, tiểu học đã có tới 40.000”, bà Phụng cho hay.

Đại diện Bộ GD-ĐT hy vọng: “Khi biết chủ trương nâng chuẩn đầu vào, giảm chỉ tiêu, thí sinh vẫn đăng ký vào sư phạm thì các thí sinh năm nay có thể có chất lượng hơn, thực sự yêu nghề và gắn bó với nghề. Cùng với việc tiến hành đồng thời một số biện pháp khác như quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo sư phạm, nâng chuẩn giáo viên, đổi mới chương trình nội dung phương pháp giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực sư phạm…, chủ trương đổi mới tuyển sinh sư phạm năm nay đang chứng tỏ đáp ứng nhu cầu chất lượng và tương quan cung cầu của đào tạo sư phạm”./.

Năm 2018, để đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm, thí sinh sẽ phải đảm bảo các điều kiện sau:

Đối với trình độ đại học, xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.

Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. 

Đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (ngành cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại  trung bình trở lên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí sinh muốn xét tuyển vào ĐH Sư phạm phải có học lực giỏi trở lên
Thí sinh muốn xét tuyển vào ĐH Sư phạm phải có học lực giỏi trở lên

VOV.VN -Dự kiến, việc xét tuyển ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, học sinh phải tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.

Thí sinh muốn xét tuyển vào ĐH Sư phạm phải có học lực giỏi trở lên

Thí sinh muốn xét tuyển vào ĐH Sư phạm phải có học lực giỏi trở lên

VOV.VN -Dự kiến, việc xét tuyển ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, học sinh phải tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.

Bộ trưởng GD-ĐT: Năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu
Bộ trưởng GD-ĐT: Năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu

VOV.VN -Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu các trường đại học sư phạm quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu...

Bộ trưởng GD-ĐT: Năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu

Bộ trưởng GD-ĐT: Năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu

VOV.VN -Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu các trường đại học sư phạm quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu...

Có nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm?
Có nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm?

VOV.VN -Bên cạnh ý kiến nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm, nhiều giảng viên, chuyên gia giáo dục cho nếu bỏ sẽ có những hạn chế nhất định.

Có nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm?

Có nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm?

VOV.VN -Bên cạnh ý kiến nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm, nhiều giảng viên, chuyên gia giáo dục cho nếu bỏ sẽ có những hạn chế nhất định.

Lần đầu tiên, Sư phạm sẽ có thêm ngành mới đào tạo tiếng dân tộc
Lần đầu tiên, Sư phạm sẽ có thêm ngành mới đào tạo tiếng dân tộc

VOV.VN -Năm 2018, việc đào tạo giáo viên có thêm nhiều ngành mới như có một loạt các ngành đào tạo sư phạm các tiếng dân tộc như tiếng Khmer, Jrai, X'đăng...

Lần đầu tiên, Sư phạm sẽ có thêm ngành mới đào tạo tiếng dân tộc

Lần đầu tiên, Sư phạm sẽ có thêm ngành mới đào tạo tiếng dân tộc

VOV.VN -Năm 2018, việc đào tạo giáo viên có thêm nhiều ngành mới như có một loạt các ngành đào tạo sư phạm các tiếng dân tộc như tiếng Khmer, Jrai, X'đăng...

Nâng chuẩn đầu vào sư phạm: Sẽ khó tuyển được thí sinh giỏi?
Nâng chuẩn đầu vào sư phạm: Sẽ khó tuyển được thí sinh giỏi?

VOV.VN -Với quy định mới của Bộ GD-ĐT, nếu không có các giải pháp đi kèm thì các trường cũng sẽ khó thu hút được sinh viên giỏi vào học.

Nâng chuẩn đầu vào sư phạm: Sẽ khó tuyển được thí sinh giỏi?

Nâng chuẩn đầu vào sư phạm: Sẽ khó tuyển được thí sinh giỏi?

VOV.VN -Với quy định mới của Bộ GD-ĐT, nếu không có các giải pháp đi kèm thì các trường cũng sẽ khó thu hút được sinh viên giỏi vào học.