67 thí sinh đủ điểm chuẩn nhưng không trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội

VOV.VN - Đạt điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng không đáp ứng điều kiện xét tuyển, 67 thí sinh bị từ chối công nhận trúng tuyển.

Phó Giáo sư Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tình huống này xuất phát từ việc thí sinh đã không đạt yêu cầu về điều kiện được tham gia xét tuyển vào trường theo phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021.

Cụ thể, đối với phương thức xét kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đặt ra quy định thí sinh trúng tuyển ngoài việc có điểm xét tuyển bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn, còn phải có điểm trung bình mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển ở 6 học kỳ bậc trung học phổ thông từ 7 trở lên. Tuy nhiên, một số thí sinh đã không để ý đến điều kiện này, vẫn đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

"Nếu trúng tuyển trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì phải đạt đủ 2/2 tiêu chí, tiêu chí thứ nhất là điểm chuẩn, tiêu chí thứ 2 là đạt tiêu chí về học bạ, yêu cầu này nhà trường đã công bố rộng rãi. Những thí sinh này không đạt điều kiện về học bạ. Cụ thể là 1 trong 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không đạt điều kiện tổng trung bình 6 học kỳ nhiều hơn hoặc bằng 7", ông Kiên nói.

Lý giải về việc thí sinh không đủ điều kiện sơ loại nhưng vẫn có tên trong danh sách trúng tuyển của trường, Phó Giáo sư Trần Trung Kiên cho biết, do hệ thống dữ liệu tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo không hiển thị các thông tin này nên các em vẫn có tên trong danh sách xét tuyển và trúng tuyển. Đến khi làm thủ tục xác nhận nhập học, nhà trường kiểm tra lại mới phát hiện các em không đủ điều kiện trúng tuyển. Năm nay, có 67 thí sinh diện này và năm 2020 cũng có 50 thí sinh rơi vào trường hợp tương tự.

Để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh này, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã gửi công văn tới Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều chỉnh kết quả trúng tuyển cho các thí sinh này. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với các trường đại học, tạo điều kiện để các em xét tuyển ở những nguyện vọng tiếp theo. Nếu trúng tuyển, các em sẽ được nhập học như bình thường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu
Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu

VOV.VN - Hiện nay nhiều trường đại học trên cả nước đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 1, vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu cho những thí sinh chưa trúng tuyển.

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu

VOV.VN - Hiện nay nhiều trường đại học trên cả nước đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 1, vẫn còn hàng nghìn chỉ tiêu cho những thí sinh chưa trúng tuyển.

Cơ hội nào cho thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1?
Cơ hội nào cho thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1?

VOV.VN - Kết thúc đợt tuyển sinh đại học đầu tiên dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh hoang mang lo lắng khi không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào.

Cơ hội nào cho thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1?

Cơ hội nào cho thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1?

VOV.VN - Kết thúc đợt tuyển sinh đại học đầu tiên dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh hoang mang lo lắng khi không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào.

Xét tuyển đại học 2021: Điểm chuẩn tăng chóng mặt, thí sinh điểm cao vẫn... trượt
Xét tuyển đại học 2021: Điểm chuẩn tăng chóng mặt, thí sinh điểm cao vẫn... trượt

VOV.VN - Việc điểm trúng tuyển tăng cao trong đó có một số ngành đạt mốc kỷ lục 30 hoặc trên 30 điểm (theo thang điểm 30) là tình huống các trường không mong muốn, bởi điểm chuẩn cao nhưng chưa chắc đã tuyển được thí sinh xuất sắc nhất.

Xét tuyển đại học 2021: Điểm chuẩn tăng chóng mặt, thí sinh điểm cao vẫn... trượt

Xét tuyển đại học 2021: Điểm chuẩn tăng chóng mặt, thí sinh điểm cao vẫn... trượt

VOV.VN - Việc điểm trúng tuyển tăng cao trong đó có một số ngành đạt mốc kỷ lục 30 hoặc trên 30 điểm (theo thang điểm 30) là tình huống các trường không mong muốn, bởi điểm chuẩn cao nhưng chưa chắc đã tuyển được thí sinh xuất sắc nhất.