Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Tại cuộc họp với Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành liên quan diễn ra cuối tháng 8/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH không chỉ tiết kiệm ngân sách Nhà nước mà còn tạo động lực và là khâu đột phá nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Ngay sau đó, vào cuối tháng 10/2014, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017. Việc thí điểm này nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho Ngân sách nhà nước, đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách.

Khi các trường Đại học, Cao đẳng được và phải tự chủ một cách toàn diện, mức học phí áp dụng đối với sinh viên sẽ tăng cao hơn so với hiện nay 

Các trường ĐH công lập được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện sẽ được quyết định mức học phí cụ thể đối với từng ngành đào tạo, nhưng phải công khai mức học phí cho người học trước khi tuyển sinh.

Thực tế, việc thí điểm cho các ĐH, CĐ công lập tự chủ đã bắt đầu từ năm 2008 trên cơ sở tự chủ một phần nào đó về tài chính. Thế nhưng, các trường được phép tự chủ tài chính nhưng lại không được giao quyền tự chủ về mức thu học phí.

Bất cập từ thực tế cho thấy, nguồn thu chủ yếu hiện nay của các trường ĐH vẫn là học phí. Nguồn thu này được quyết định bởi hai yếu tố: Chỉ tiêu đào tạo và mức thu. Tuy nhiên, các trường vẫn bị khống chế chỉ tiêu đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT. Còn mức thu học phí, lệ phí bị giới hạn theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Vì vậy, các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp nên không bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xuyên. Điều này khiến cho chất lượng đào tạo ở các trường ĐH không có nhiều đột phá, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhiều so với nhu cầu xã hội và hội nhập với thế giới.

Việc giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường ĐH là xu thế tất yếu của phát triển giáo dục ĐH đã nhiều nước trên thế giới thực hiện nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo.

Là một trong 4 trường ĐH công lập được Chính phủ giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014-2017 nhưng thực tế, từ năm 2008, ĐH Ngoại thương đã xin Bộ GD-ĐT được chủ động tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên như: trả lương cho giảng viên, các hoạt động phát triển đào tạo. Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên này được nhà trường lấy từ tiền thu học phí của sinh viên, chương trình đào tạo Ngoại ngữ chất lượng cao, phát triển các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…

GS.TS Hoàng Văn Châu

Tuy nhiên, ĐH Ngoại thương chưa được quyền tự chủ về học phí. Nếu được Chính phủ giao quyền tự chủ học phí một cách chính thức, nhà trường sẽ quyết được mức học phí cho sinh viên trong thời gian tới.

GS.TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cho biết, được tự chủ về học phí sẽ giúp các trường ĐH công lập có thêm nguồn thu và có điều kiện cải tiến, nâng cao cơ sở vật chất để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Cùng với nguồn thu từ học phí và sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhà trường có thể giảm bớt sĩ số sinh viên trong một lớp, mời giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy, nâng cao thu nhập cho giảng viên...

Nếu được giao quyền tự chủ về học phí, ĐH Ngoại thương sẽ tạo nguồn học bổng cho sinh viên giỏi và hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bằng khoản tiền lãi từ khoản thu khi thu học phí khi gửi ngân hàng.

Mặt khác, trong nhiều năm nay, một số tổ chức của Nhật Bản đã hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo của ĐH Ngoại thương. Nhà trường đã và sẽ tiếp tục lấy nguồn hỗ trợ này để cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi vay không tính lãi. Khi ĐH Ngoại thương được giao quyền tự chủ toàn diện, đặc biệt là được tự quyết về học phí chắc chắn sẽ giảm các khoản chi cho ngân sách Nhà nước.

Những năm vừa qua, ĐH Kinh tế TP HCM là 1 trong 4 trường thí điểm đề án tự chủ ĐH đã có những kết quả khả quan.

GS.TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM cho biết, thời gian qua, trường đã có bước chuẩn bị cho việc thực hiện quyền tự chủ, bao gồm tự chủ tài chính để cải tiến cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, chi trả lương cho đội ngũ giảng viên. Trường đã yêu cầu tất cả các khoa, phòng, ban và các thầy cô giáo giảm những chi phí không cần thiết và bảo đảm chất lượng phục vụ sinh viên một cách tốt nhất. Đồng thời, nhà trường cũng dành khoản một chi phí nhất định bồi dưỡng thầy cô để bên cạnh việc nâng cao chuyên môn giảng dạy là nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm hướng tới giảng dạy bằng tiếng Anh.

Mức tăng học phí -nhiều ý kiến trái chiều

Các trường ĐH được tự chủ toàn diện là được tự quyết mọi khoản thu, chi, chỉ tiêu tuyển sinh và tự chịu trách nhiệm đào tạo. Điều này cũng đồng nghĩa là mức học phí của các trường ĐH công lập sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không phải là trường ĐH nào cũng hào hứng và sẵn sàng với chủ trương này.

Vấn đề mà nhiều trường lo ngại nhất là khi giao cho các trường ĐH tự chủ tài chính và tự quyết về mức học phí thì sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khó có thể chi trả được trong suốt thời gian học.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, là một trong 4 trường được Chính phủ cho thực hiện thí điểm tự chủ tài chính nên học phí của ĐH Kinh tế TP HCM đang ở mức 10-11 triệu đồng/sinh viên/năm. Còn đối với ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có đặc thù là gồm những ngành công nghệ, kỹ thuật đòi hỏi nhà trường cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị, vật tư hiện đại cho sinh viên thực hành, thí nghiệm.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng

Khấu hao của máy móc, trang thiết bị, phòng thí nghiệm sau mỗi giờ thực hành, thực tập của sinh viên là rất lớn nên nếu như Chính phủ giao cho nhà trường tự chủ tài chính thì mức học phí có thể lên đến 20 đến 25 triệu đồng/sinh viên/năm. Trong tương lai, nếu một sinh viên đỗ vào trường, tính cả tiền học phí và ăn, ở, sinh hoạt thì cũng phải chi phí đến 40 triệu đồng/sinh viên/năm.

Chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn của Nhà nước hiện mới chỉ ở mức tối đa là 1,1 triệu đồng/sinh viên/năm. Theo thống kê từ phía ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, có đến 80% sinh viên là ở các miền quê, vùng khó khăn nên nếu mức tiền phải chi trả như trên, sinh viên nào có hoàn cảnh khó khăn rất khó có thể theo học được. Như vậy sẽ gây ra sự bất công đối với những sinh viên nghèo vượt khó học giỏi.

Là một trường nằm ở khu vực miền núi, ĐH Tây Bắc có tới 80% sinh viên dân tộc thiểu số, nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Từ nhiều năm nay, nhà trường vẫn nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với việc giảng dạy và học tập cho giảng viên, sinh viên các trường miền núi. Hàng năm, trường vẫn dành ra khoảng 10 tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó, duy trì quỹ học bổng cho sinh viên. Nếu bây giờ, ĐH Tây Bắc phải tự chủ toàn diện thì nhà trường chưa thể đứng vững được, gia đình sinh viên không thể đóng học phí theo như mức giá mới. Nhiều sinh viên có thể sẽ phải nghỉ học hoặc giảng viên sẽ phải nghỉ việc.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng ĐH Tây Bắc, hiện nay, các trường ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa như Tây Bắc còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất và hầu như nguồn thu học phí không đủ bù đắp chi nên vẫn rất cần nguồn hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là việc hỗ trợ các trường duy trì, phát triển việc mở ngành đào tạo hay những ngành nghề mà các tỉnh Tây Bắc đang thiếu và rất cần bằng cách giữ chân và thu hút giảng viên có trình độ cao giảng dạy ở những vùng còn khó khăn.

ĐH Cần Thơ hiện có 55.000 sinh viên, trong đó có 50% sinh viên theo học các chuyên ngành xã hội và 50% sinh viên học các ngành khoa học tự nhiên, nông lâm, thủy sản… Là một ĐH ở khu vực xa xôi, hiện nay, nhà trường vẫn được Nhà nước đầu tư khoảng 30-35% trong số tổng ngân sách mà trường có được trong 1 năm để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nguồn kinh phí chi thường xuyên để trả lương cho giảng viên cũng như duy trì, phát triển ngành nghề đào tạo vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí của sinh viên.

PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho biết, với một trường ĐH có tới 50% là sinh viên theo học các ngành nghề khoa học tự nhiên, nông lâm, thủy sản cần phải trải nghiệm thực hành, thí nghiệm trên máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhiều cũng đồng nghĩa là việc đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn. Tuy nhiên, với mức học phí thu của sinh viên hiện nay là 6,5 triệu đồng/sinh viên/năm thì nhiều khi tiền học phí không đủ bù chi cho việc hao tốn trang thiết bị máy móc, mua sắm vật liệu thực hành cho sinh viên cũng như đầu tư, thu hút giảng viên giỏi về trường giảng dạy.

“Nếu Chính phủ cho phép tăng học phí lên thành 13 triệu/sinh viên/năm thì có thể ĐH Cần Thơ sẽ không cần dựa vào nguồn kinh phí mà hàng năm Nhà nước đầu tư cho trường” – ông Thanh Toàn kiến nghị.

Tự chủ Đại học một cách toàn diện là bước đột phá để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội 

Theo PGS.TS Hà Thanh Toàn, Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ cho phép các cơ sở giáo dục ĐH công lập sẽ được tự chủ một cách rộng mở hơn so với hiện nay trên tất cả các phương diện về tuyển sinh, ngành nghề đào tạo và học phí. Thế nhưng, việc cho các trường ĐH công lập được quyết định mức học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định vẫn còn là “rào cản” để các trường có thể phát triển một cách toàn diện.

Chính phủ đã cho phép các trường ĐH Dân lập được tự chủ hoàn toàn về tài chính và tự quyết định mức thu học phí nên có nhiều trường thu học phí từ 18-20 triệu đồng/sinh viên/năm (cao gấp 3 đến 4 lần) so với các trường ĐH công lập. Nếu Chính phủ đã giao quyền tự chủ một cách rộng mở cho các trường ĐH công lập thì cũng nên xem xét cho những trường nào có khả năng, điều kiện tự quyết mức học phí của mình, chứ không nên đưa ra “mức trần”.

Chính phủ cho phép các trường ĐH công lập được tự chủ một cách toàn diện cũng là cơ hội để các trường ĐH công lập có uy tín, thương hiệu đào tạo ở những tỉnh, phố lớn như “mở cờ” trong lòng vì họ có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo; giảng viên được trả lương cao hơn so với mức lương của Nhà nước; sinh viên được học tập trong điều kiện tốt hơn…

Thế nhưng, đối với các trường ĐH công lập ở những khu vực xa xôi, điều kiện kinh tế, đời sống của nhân dân còn khó khăn thì việc giao quyền tự chủ toàn diện sẽ gặp rất nhiều bất cập khi mà nguồn thu từ học phí có thể sẽ không đủ để duy trì và phát triển hoạt động của trường. Đặc biệt là duy trì và đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ sinh viên nghèo học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn. Bài toán nào để giải quyết vấn đề này, mời quý vị và độc giả đón đọc Bài 3: Học phí tăng, giải pháp nào cho sinh viên nghèo?./.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập. Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành liên quan cần đẩy nhanh thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014-2017 đối với 4 trường đại học: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Ngoại thương và ĐH Hà Nội. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự chủ tuyển sinh có làm khó các trường ngoài công lập?
Tự chủ tuyển sinh có làm khó các trường ngoài công lập?

VOV.VN -Khi giao quyền tự chủ cho các trường, Bộ GD-ĐT phải nêu rõ trách nhiệm của từng đơn vị với quyền lợi của người học.

Tự chủ tuyển sinh có làm khó các trường ngoài công lập?

Tự chủ tuyển sinh có làm khó các trường ngoài công lập?

VOV.VN -Khi giao quyền tự chủ cho các trường, Bộ GD-ĐT phải nêu rõ trách nhiệm của từng đơn vị với quyền lợi của người học.

Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ
Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ

Các trường đề nghị Bộ GD-ĐT cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH

Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ

Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ

Các trường đề nghị Bộ GD-ĐT cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH

Chỉ giao quyền tự chủ cho trường ĐH đảm bảo chất lượng
Chỉ giao quyền tự chủ cho trường ĐH đảm bảo chất lượng

Trường ĐH hoạt động kém hiệu quả có thể bị đình chỉ hoạt động.  

Chỉ giao quyền tự chủ cho trường ĐH đảm bảo chất lượng

Chỉ giao quyền tự chủ cho trường ĐH đảm bảo chất lượng

Trường ĐH hoạt động kém hiệu quả có thể bị đình chỉ hoạt động.  

Chất lượng đào tạo sẽ quyết định quyền tự chủ tài chính
Chất lượng đào tạo sẽ quyết định quyền tự chủ tài chính

Trường nào có chất lượng giáo dục tốt, khả năng tài chính thì sẽ được giao quyền tự chủ tài chính nhiều hơn và ngược lại.  

Chất lượng đào tạo sẽ quyết định quyền tự chủ tài chính

Chất lượng đào tạo sẽ quyết định quyền tự chủ tài chính

Trường nào có chất lượng giáo dục tốt, khả năng tài chính thì sẽ được giao quyền tự chủ tài chính nhiều hơn và ngược lại.  

Tự chủ tài chính: Chưa tạo đột phá chất lượng giáo dục ĐH
Tự chủ tài chính: Chưa tạo đột phá chất lượng giáo dục ĐH

Các trường đại học công lập “kêu”, việc thực hiện tự chủ tài chính còn thiếu đồng bộ, nhiều trường thu không đủ bù chi.

Tự chủ tài chính: Chưa tạo đột phá chất lượng giáo dục ĐH

Tự chủ tài chính: Chưa tạo đột phá chất lượng giáo dục ĐH

Các trường đại học công lập “kêu”, việc thực hiện tự chủ tài chính còn thiếu đồng bộ, nhiều trường thu không đủ bù chi.

Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh
Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh

VOV.VN -Phương án trên nhằm giảm áp lực thi cử và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đến.

Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh

Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh

VOV.VN -Phương án trên nhằm giảm áp lực thi cử và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đến.

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!
Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

VOV.VN-Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để các trường ý thức được trách nhiệm đào tạo vì người học

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

VOV.VN-Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để các trường ý thức được trách nhiệm đào tạo vì người học

Các trường Đại học công lập sắp được tự chủ một cách toàn diện
Các trường Đại học công lập sắp được tự chủ một cách toàn diện

VOV.VN -Điểm mới là các trường đại học công lập được quyết định mức học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định.

Các trường Đại học công lập sắp được tự chủ một cách toàn diện

Các trường Đại học công lập sắp được tự chủ một cách toàn diện

VOV.VN -Điểm mới là các trường đại học công lập được quyết định mức học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng
“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

Các trường đại học, cao đẳng được tự chủ trong tuyển sinh
Các trường đại học, cao đẳng được tự chủ trong tuyển sinh

VOV.VN -Các trường tổ chức thi riêng có thể tự xác định môn thi, phương thức thi phù hợp với ngành nghề đào tạo

Các trường đại học, cao đẳng được tự chủ trong tuyển sinh

Các trường đại học, cao đẳng được tự chủ trong tuyển sinh

VOV.VN -Các trường tổ chức thi riêng có thể tự xác định môn thi, phương thức thi phù hợp với ngành nghề đào tạo

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?
Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia tham dự bàn tròn Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) tổ chức, tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu.

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia tham dự bàn tròn Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) tổ chức, tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu.