Bí quyết chọn trường phù hợp để tránh bị "trượt"?

VOV.VN -Căn cứ số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển so với số chỉ tiêu cần tuyển, thí sinh có quyết định kịp thời, phù hợp, tránh rủi ro. 

Trả lời câu hỏi thí sinh cần lưu ý điều gì, phải thực hiện những công việc nào sau khi biết kết quả thi để tiến hành đăng ký xét tuyển có hiệu quả? Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 vừa có mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa giúp các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả làm căn cứ để tuyển sinh.

Điểm mới của tuyển sinh năm 2015 đó là sau khi có kết quả thi, thí sinh mới đăng kí tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Việc này tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với kết quả thi và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước là có thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn không trúng tuyển vào đại học. 


Theo ông Mai Văn Trinh, để đăng ký vào học phù hợp với kết quả thi và đáp ứng nguyện vọng cá nhân, thí sinh cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh có đăng ký thi với mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường ĐH chủ trì cụm thi. 

Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng kí vào 1 trường ĐH hoặc CĐ. Mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. 

Trong thời hạn 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng kí ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng kí sang trường khác.

- Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

- Nếu không trúng tuyển vào ĐH, CĐ ở lần xét tuyển nguyện vọng I, thí sinh có thể dùng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường; trong mỗi trường, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. 

Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh mới được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.

Như vậy, sau khi nhận được Giấy chứng nhận kết quả thi, căn cứ vào kết quả đạt được, thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng I vào trường mà mình có nguyện vọng học trong thời gian từ 1/8 đến hết ngày 20/8.

Theo quy định, cứ 3 ngày/1 lần các trường phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường số lượng thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Căn cứ số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển so với số chỉ tiêu cần tuyển, thí sinh có quyết định kịp thời, phù hợp. 

Những lần xét tuyển bổ sung các nguyện vọng tiếp theo, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo đúng thời gian đã thông báo, vào những trường phù hợp với tổ hợp các môn thi, còn có chỉ tiêu.

Các trường ĐH chủ động tuyển sinh ra sao?

Ông Mai Văn Trinh cho biết: Năm 2015, các trường được tự chủ tuyển sinh ở mức độ cao hơn: chủ động lựa chọn phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia hay sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển); chủ động quy định các tổ hợp môn thi để xét tuyển.

Để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, Bộ chỉ quy định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường thực hiện. Việc tổ chức xét tuyển do các trường hoàn toàn tự chủ. Sau khi có danh sách thí sinh đăng ký vào trường, trường sẽ được nhận toàn bộ dữ liệu của thí sinh đó để xét tuyển.

Thời gian tuyển sinh năm nay, theo quy định sẽ kết thúc vào thời điểm tương tự như các năm trước: xét tuyển hệ đại học kết thúc trước 31/10 và tuyển sinh cao đẳng kết thúc trước 20/11. 

Tuy nhiên, với việc thí sinh đã biết kết quả thi khi đăng ký xét tuyển, dự kiến phần lớn chỉ tiêu sẽ được thực hiện ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên (kết thúc vào ngày 25/8), chỉ còn một số ngành khó tuyển sẽ phải tổ chức xét nguyện vọng bổ sung. Như vậy, các trường hoàn toàn có thể yên tâm về thời gian xét tuyển.

Tham gia chương trình này, các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ sẽ cung cấp thông tin và giải đáp tất cả thắc mắc về những quy định mới nhất, đầy đủ nhất về tình hình, chỉ tiêu xét tuyển ở các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh năm nay.

Đồng thời, tư vấn giúp thí sinh tìm được cơ hội và có lựa chọn đúng đắn, phù hợp trúng tuyển ĐH, CĐ ngay nguyện vọng I./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hướng dẫn thí sinh gửi đơn phúc khảo kỳ thi THPT Quốc gia
Hướng dẫn thí sinh gửi đơn phúc khảo kỳ thi THPT Quốc gia

VOV.VN -Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi, các thí sinh có thể nộp đơn đề nghị phúc khảo.

Hướng dẫn thí sinh gửi đơn phúc khảo kỳ thi THPT Quốc gia

Hướng dẫn thí sinh gửi đơn phúc khảo kỳ thi THPT Quốc gia

VOV.VN -Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi, các thí sinh có thể nộp đơn đề nghị phúc khảo.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015 đạt 91,58%
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015 đạt 91,58%

VOV.VN -Theo kết quả từ cơ sở dữ liệu của Bộ, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của khối THPT đạt 93,42%, khối giáo dục thường xuyên đạt 70,08%.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015 đạt 91,58%

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015 đạt 91,58%

VOV.VN -Theo kết quả từ cơ sở dữ liệu của Bộ, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của khối THPT đạt 93,42%, khối giáo dục thường xuyên đạt 70,08%.

Tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp THPT tăng: Nên vui hay buồn?
Tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp THPT tăng: Nên vui hay buồn?

VOV.VN - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay thấp nhất trong vòng 4 năm qua nhưng lại phản ánh đúng hơn kết quả học tập của học sinh.

Tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp THPT tăng: Nên vui hay buồn?

Tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp THPT tăng: Nên vui hay buồn?

VOV.VN - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay thấp nhất trong vòng 4 năm qua nhưng lại phản ánh đúng hơn kết quả học tập của học sinh.

Liệu các trường đại học, cao đẳng có khó tuyển sinh?
Liệu các trường đại học, cao đẳng có khó tuyển sinh?

VOV.VN -Với các trường top đầu điểm xét tuyển chắc chắn sẽ tăng, điều này làm nhiều người lo ngại các trường và cả thí sinh sẽ khó khăn trong việc xét tuyển.

Liệu các trường đại học, cao đẳng có khó tuyển sinh?

Liệu các trường đại học, cao đẳng có khó tuyển sinh?

VOV.VN -Với các trường top đầu điểm xét tuyển chắc chắn sẽ tăng, điều này làm nhiều người lo ngại các trường và cả thí sinh sẽ khó khăn trong việc xét tuyển.

7% trượt tốt nghiệp: Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên hoàn mỹ?
7% trượt tốt nghiệp: Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên hoàn mỹ?

VOV.VN - Khoảng 7% trượt tốt nghiệp có thể là một tỷ lệ đẹp, nhưng suy cho cùng không nói lên nhiều điều về kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2015.

7% trượt tốt nghiệp: Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên hoàn mỹ?

7% trượt tốt nghiệp: Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên hoàn mỹ?

VOV.VN - Khoảng 7% trượt tốt nghiệp có thể là một tỷ lệ đẹp, nhưng suy cho cùng không nói lên nhiều điều về kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2015.