Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Không thể có đại học vô chủ

VOV.VN -Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, không thể có ĐH vô chủ và đề nghị bổ sung khái niệm “chủ sở hữu” vào quy định cơ sở giáo dục ĐH.

Sáng 6/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH). 

Góp ý cho dự dự thảo Luật, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân (đoàn ĐB Quốc hội TP HCM) đề nghị bổ sung khái niệm “chủ sở hữu” vào quy định cơ sở giáo dục ĐH bởi đây là vấn đề rất quan trọng.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân

 “Chủ sở hữu có 4 quyền: quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và quyền xử lý chế tài đơn vị này khi vi phạm pháp luật. Nếu không làm rõ vấn đề này sẽ thấy ĐH như không có chủ, cái đó rất nguy hiểm. Không thể có ĐH vô chủ”, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Theo Bí thư Thành uỷ TP HCM, chủ sở hữu phải là người có quyền quyết định nhân sự, bởi nếu chủ sở hữu không được quyền quyết nhân sự thì ĐH đó có thể vận hành theo hướng khác. 

Về hội đồng trường, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần xác định ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để tiện cho việc quản lý, giám sát. Ngoài ra, dự thảo luật quy định hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, vì vậy, chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Ví dụ, hội đồng trường họp bầu ra ban lãnh đạo và các thành viên song về nguyên tắc, các nhân sự này phải đảm bảo yêu cầu của chủ sở hữu.

Dẫn chứng cụ thể trường hợp giáo sư Trương Nguyện Thành, làm hiệu phó rồi được bầu làm hiệu trưởng, bầu xong sang cơ quan quản lý lại không đạt, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, trường hợp đáng tiếc này là do chúng ta đang theo quy trình ngược.

“Chúng ta quy định chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số, theo tôi là ngược. Chủ tịch hội đồng trường có thể dự kiến 2-3 người nhưng số người này phải được chủ sở hữu đồng ý. Hội đồng trường bầu trong số đó thôi chứ không phải bầu xong mới đưa chủ sở hữu công nhận, rồi khi đó mới thấy không xứng đáng và huỷ kết quả”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói và nhấn mạnh chủ sở hữu phải được làm đúng quyền của mình, đồng thời hội đồng trường phải bầu trong những người mà chủ sở hữu thấy đảm bảo quyền lợi cho mình. 

Có ý kiến yêu cầu xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với trường ĐH 

Tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH được chỉnh lý theo hướng làm rõ các khái niệm về trường tư thục, trường tư thục không vì lợi nhuận; quy định Nhà nước có chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình

Cũng theo ông Bình, Dự thảo Luật cũng hướng đến việc quy định rõ mô hình và cơ chế tài chính của cơ sở giáo dục ĐH tư thục vận dụng theo mô hình doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù của giáo dục ĐH và không thương mại hoá.

Theo đó, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục ĐH tư thục và mối liên quan với Hội đồng trường tư thục; yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH tư thục phải trích tối thiểu 25% chênh lệch thu chi để tái đầu tư cho hoạt động giáo dục.

Còn về quản lý nhà nước về giáo dục đại học, một số ý kiến đề nghị tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản trị của cơ sở giáo dục ĐH; xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với trường đại học. 

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật quy định rõ nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước theo hướng cơ quan quản lý nhà nước chỉ tập trung vào việc hoạch định chiến lược, quy hoạch; quy định thống nhất về phân công và phân cấp trong giáo dục ĐH; bổ sung quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục ĐH.

Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng đã quy định chuyển nhiều thẩm quyền trước đây thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản về cho nhà trường (đại diện là tổ chức Hội đồng trường) được tự chủ quyết định.

Cùng với việc tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ĐH, quy định này tạo hành lang pháp lý cho các trường đại học hoạt động một cách tự chủ, từ đó, vai trò cơ quan chủ quản không cần thiết tham gia quyết định các vấn đề cụ thể của nhà trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

7 trường đại học Việt Nam lọt top 500 trường châu Á nói lên điều gì?
7 trường đại học Việt Nam lọt top 500 trường châu Á nói lên điều gì?

VOV.VN- Việc 7 trường đại học Việt Nam lọt top 500 trường châu Á đã giúp các trường nhìn lại vị thế của mình để đưa ra giải pháp phát triển trong thời gian tới.

7 trường đại học Việt Nam lọt top 500 trường châu Á nói lên điều gì?

7 trường đại học Việt Nam lọt top 500 trường châu Á nói lên điều gì?

VOV.VN- Việc 7 trường đại học Việt Nam lọt top 500 trường châu Á đã giúp các trường nhìn lại vị thế của mình để đưa ra giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo nhân lực ngành Y tế
Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo nhân lực ngành Y tế

VOV.VN -Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo ngành Y tế. Quy định trình độ tương đương sẽ khó minh bạch và kiểm soát...

Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo nhân lực ngành Y tế

Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo nhân lực ngành Y tế

VOV.VN -Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo ngành Y tế. Quy định trình độ tương đương sẽ khó minh bạch và kiểm soát...

Đại học kiểm định đại học: Có minh bạch và hiệu quả?
Đại học kiểm định đại học: Có minh bạch và hiệu quả?

VOV.VN -Việc việc kiểm định chất lượng đại học khó đảm bảo chính xác, khách quan vì có 4 trung tâm kiểm định thì có đến 3 trung tâm thuộc các trường đại học.

Đại học kiểm định đại học: Có minh bạch và hiệu quả?

Đại học kiểm định đại học: Có minh bạch và hiệu quả?

VOV.VN -Việc việc kiểm định chất lượng đại học khó đảm bảo chính xác, khách quan vì có 4 trung tâm kiểm định thì có đến 3 trung tâm thuộc các trường đại học.

Các trường đại học không dễ dàng tăng học phí khi được tự chủ
Các trường đại học không dễ dàng tăng học phí khi được tự chủ

VOV.VN - Được giao quyền tự chủ, các trường đại học không dễ dàng tăng học phí mà phải có sự tính toán, cân nhắc, dung hòa với thu nhập của người dân.

Các trường đại học không dễ dàng tăng học phí khi được tự chủ

Các trường đại học không dễ dàng tăng học phí khi được tự chủ

VOV.VN - Được giao quyền tự chủ, các trường đại học không dễ dàng tăng học phí mà phải có sự tính toán, cân nhắc, dung hòa với thu nhập của người dân.

Bác sĩ chuyên khoa: Cần được qui định rõ trong Luật Giáo dục đại học
Bác sĩ chuyên khoa: Cần được qui định rõ trong Luật Giáo dục đại học

VOV.VN -Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, đại biểu Vũ Thị Nguyệt cho biết, nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo.

Bác sĩ chuyên khoa: Cần được qui định rõ trong Luật Giáo dục đại học

Bác sĩ chuyên khoa: Cần được qui định rõ trong Luật Giáo dục đại học

VOV.VN -Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, đại biểu Vũ Thị Nguyệt cho biết, nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo.