Bộ Giáo dục đề xuất phương án điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân

VOV.VN -Theo phương án của Bộ GD-ĐT, hệ thống giáo dục quốc dân sẽ có sự điều chỉnh căn bản từ cấp mầm non cho đến đại học.

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra tờ trình, báo cáo Thủ tướng về việc xây dựng Đề án, đề xuất phương án hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, Giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng. Cấp Trung học phổ thông là 3 năm, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính là định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

Hệ thống đào tạo cần tập trung thành 3 luồng chính là luồng hàn lâm, ứng dụng và thực hành.

Hệ thống giáo dục quốc dân với các cơ sở giáo dục như hiện nay sẽ cung cấp đồng thời các cơ hội học tập ban đầu và các cơ hội giáo dục tiếp tục (suốt đời) cho tất cả mọi nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng. Cụ thể, Giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi, gồm: Tiểu học 5 năm; THCS 4 năm; THPT 3 năm. 

Hệ thống giáo dục quốc dân sẽ có sự điều chỉnh căn bản từ cấp mầm non cho đến đại học (ảnh minh họa)

Giáo dục Tiểu học và THCS (9 năm) chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản; Trung học phổ thông có 3 luồng, gồm: định hướng chung (có tính hàn lâm/khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

Giáo dục nghề nghiệp gồm: Đào tạo sơ cấp 1 – 3 năm; Trung cấp 3 năm; Cao đẳng 2-3 năm; Giáo dục bậc cao gồm: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, đại học học từ 3-4 năm phân thành 3 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng; Định hướng thực hành. Thạc sĩ từ 1-2 năm, phân thành 2 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng.

Bộ GD-ĐT nhận định cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay bị phân mảnh, liên kết lỏng lẻo giữa các bộ phận (giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học), quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa hợp lý, không đồng bộ. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế.

Bộ GD-ĐT cho rằng, tính liên thông giữa các chương trình, trình độ, loại hình đào tạo trong hệ thống còn nhiều hạn chế chủ yếu do chưa xác định rõ ràng các hướng phát triển cho học sinh phổ thông và thiếu sự phân luồng người học từ sau trung học cơ sở cho đến hết giáo dục trung học. 

Ở giáo dục bậc cao, các hướng đào tạo hàn lâm và hướng kỹ thuật-công nghệ (khoa học ứng dụng) trong giáo dục bậc cao vẫn chồng lấn nhau về chương trình đào tạo, mô hình tổ chức, đo lường đánh giá và kiểm định chất lượng.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự chồng chéo trong chức năng của các đơn vị tham gia giáo dục và đào tạo. Cùng một bậc học hoặc cấp độ đào tạo, trên cùng một địa bàn nhưng có nhiều loại hình đơn vị tham gia đào tạo, không có điều tiết chung, dẫn đến lãng phí công sức và nguồn lực.

Theo Bộ GD-ĐT, với phương án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới sẽ khắc phục được các tồn tại trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2016 sẽ kiểm tra các trường đào tạo y, dược
Năm 2016 sẽ kiểm tra các trường đào tạo y, dược

VOV.VN -  Việc kiểm tra này không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường đào tạo đa ngành hay chuyên ngành.

Năm 2016 sẽ kiểm tra các trường đào tạo y, dược

Năm 2016 sẽ kiểm tra các trường đào tạo y, dược

VOV.VN -  Việc kiểm tra này không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường đào tạo đa ngành hay chuyên ngành.

Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn
Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn

VOV.VN- Bà Nguyễn Thị Bình: Xã hội quan tâm đến giáo dục, góp ý cho các cơ quan giáo dục là điều đáng mừng. Đấy là một nội dung quan trọng của xã hội hóa.

Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn

Đổi mới Giáo dục: Không nên coi phản biện xã hội là một khó khăn

VOV.VN- Bà Nguyễn Thị Bình: Xã hội quan tâm đến giáo dục, góp ý cho các cơ quan giáo dục là điều đáng mừng. Đấy là một nội dung quan trọng của xã hội hóa.

Siết chặt chỉ tiêu đào tạo đại học: Lãnh đạo các trường lên tiếng
Siết chặt chỉ tiêu đào tạo đại học: Lãnh đạo các trường lên tiếng

VOV.VN -Lãnh đạo nhiều trường đại học có những ý kiến khác nhau xung quanh Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT về khống chế quy mô tuyển sinh tối đa.

Siết chặt chỉ tiêu đào tạo đại học: Lãnh đạo các trường lên tiếng

Siết chặt chỉ tiêu đào tạo đại học: Lãnh đạo các trường lên tiếng

VOV.VN -Lãnh đạo nhiều trường đại học có những ý kiến khác nhau xung quanh Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT về khống chế quy mô tuyển sinh tối đa.

Khống chế chỉ tiêu đại học liệu có làm “thui chột” giảng viên giỏi?
Khống chế chỉ tiêu đại học liệu có làm “thui chột” giảng viên giỏi?

VOV.VN-Việc siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh đại học đang khiến nhóm trường có nguồn tuyển sinh dồi dào lo ngại sẽ không thu hút và giữ chân được giảng viên giỏi.

Khống chế chỉ tiêu đại học liệu có làm “thui chột” giảng viên giỏi?

Khống chế chỉ tiêu đại học liệu có làm “thui chột” giảng viên giỏi?

VOV.VN-Việc siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh đại học đang khiến nhóm trường có nguồn tuyển sinh dồi dào lo ngại sẽ không thu hút và giữ chân được giảng viên giỏi.

Bộ Giáo dục lên tiếng về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học
Bộ Giáo dục lên tiếng về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học

VOV.VN -Bộ GD-ĐT sẽ cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở xem xét lại số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở các trường…

Bộ Giáo dục lên tiếng về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học

Bộ Giáo dục lên tiếng về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học

VOV.VN -Bộ GD-ĐT sẽ cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở xem xét lại số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở các trường…

Siết chặt chất lượng đào tạo đại học từ xa
Siết chặt chất lượng đào tạo đại học từ xa

VOV.VN -Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020” có nhiều cơ chế, chính sách quản lý, nâng cao chất lượng của loại hình đào tạo từ xa.

Siết chặt chất lượng đào tạo đại học từ xa

Siết chặt chất lượng đào tạo đại học từ xa

VOV.VN -Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020” có nhiều cơ chế, chính sách quản lý, nâng cao chất lượng của loại hình đào tạo từ xa.

Nhân tài “có đi, không có về”
Nhân tài “có đi, không có về”

VOV.VN -Năm 2015 câu chuyện nhân tài “có đi, không có về” lại một lần nữa được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội với nhiều trăn trở, nghĩ suy…

Nhân tài “có đi, không có về”

Nhân tài “có đi, không có về”

VOV.VN -Năm 2015 câu chuyện nhân tài “có đi, không có về” lại một lần nữa được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội với nhiều trăn trở, nghĩ suy…