Bộ Giáo dục tổng kết dự án Giáo dục đại học 2

(VOV) -Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết Dự án Giáo dục đại học 2.

Dự án được thực hiện từ năm 2008, tổng kinh phí trên 70 triệu USD do Ngân hàng Thế giới tài trợ và vốn đối ứng của Việt Nam.

Mục tiêu của dự án là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học, theo hướng cải thiện khả năng được tuyển dụng của các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Sau 4 năm thực hiện, đến nay cả nước có 22 trường đại học trong cả nước tham gia Dự án Giáo dục đại học 2. Cùng với việc xây dựng nhiều văn bản về đổi mới giáo dục đại học, Dự án tham mưu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục đại học Việt Nam, góp ý luật Giáo dục Đđại học, xây dựng Chương trình chính sách phát triển giáo dục đại học. Dự án giúp nhiều trường mở các ngành đào tạo, môn học mới phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay; cử đi đào tạo ở nước ngoài 56 tiến sĩ, đào tạo gần 150 thạc sĩ trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường tham gia dự án.

Các trường tham gia dự án đã xây dựng, nâng cấp 111 phòng thí nghiệm hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy; trang bị mới hơn 38.755 đầu sách, tạp chí tại các thư viện của trường…

Ông Dương Mộng Hà, Trưởng Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Đà Nẵng, đơn vị được hưởng lợi từ dự án cho biết: “Thông qua chương trình này, chúng tôi nhận được rất nhiều lợi ích từ dự án. Đối với Đại học Đà Nẵng, đây là dự án có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, chúng tôi mong muốn tiếp tục có những chương trình như thế này”.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án Giáo dục đại học 2, vẫn còn một số hạn chế như: dự án tập trung nhiều kinh phí vào đào tạo sau đại học và đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài mà chưa chú trọng đến đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục trong nước. Thời gian thực hiện dự án ngắn nên một số phòng thí nghiệm mới lắp đặt xong thiết bị mà chưa đưa vào khai thác phục vụ giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất được đầu tư nhưng chưa được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích… Những vấn đề này sẽ được rút kinh nghiệm để việc triển khai các dự án giáo dục trong thời gian tới hiệu quả hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công bằng về chất lượng giáo dục: Cơ hội lớn, khó thực hiện
Công bằng về chất lượng giáo dục: Cơ hội lớn, khó thực hiện

(VOV)-Việt Nam cần có nền giáo dục đảm bảo chất lượng để đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có thể đáp ứng xu thế hội nhập với thế giới.

Công bằng về chất lượng giáo dục: Cơ hội lớn, khó thực hiện

Công bằng về chất lượng giáo dục: Cơ hội lớn, khó thực hiện

(VOV)-Việt Nam cần có nền giáo dục đảm bảo chất lượng để đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có thể đáp ứng xu thế hội nhập với thế giới.