Bộ trưởng GD-ĐT chỉ đạo giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên

VOV.VN - Đến nay, tổng số giáo viên công lập dôi dư: 26.750 người; số giáo viên công lập còn thiếu: 45.058 người.

Hiện nay, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình thừa 1.224 người, Phú Thọ thừa 1.191, Thanh Hóa thừa 2.188, Nghệ An thừa 1.742, Quảng Nam dư 1.096 người.

Các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La thiếu 1.040, Bắc Giang thiếu 1.921, Thái Bình thiếu 1.500, Thanh Hóa thiếu 1.405, Nghệ An thiếu 3.328, TP HCM thiếu 1.195. Đối với bậc tiểu học, một số tỉnh thiếu nhiều như TP Hà Nội thiếu 2.696 giáo viên, Sơn La thiếu 1.133, Gia Lai còn thiếu 1.196 giáo viên.

Tổng số giáo viên công lập dôi dư: 26.750 người (trong đó, tiểu học: 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông: 2.551).

Tổng số giáo viên công lập còn thiếu: 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7824, trung học cơ sở: 2799, trung học phổ thông: 1794).

Đó là thông tin được công bố tại Hội nghị Sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017 khối Sở GD-ĐT tổ chức sáng 14/1 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu về vấn đề dôi dư, thiếu giáo viên đang diễn ra ở nhiều địa phương

Ông Trần Kim Tự, Cục trưởng Cục nhà giáo cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thừa, thiếu giáo viên như: một số quy định trong tuyển dụng chưa phù hợp với thực tiễn; vấn đề phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngành giáo dục cũng tạo ra nhiều bất cập, tiêu cực.

Việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác. Nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên tràn lan, thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội ngũ...

Trước vấn đề dôi dư, thừa thiếu giáo viên ở nhiều tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Công tác đào tạo giáo viên quyết định rất lớn đến chất lượng giáo dục.

Chương trình đào tạo sư phạm các cấp tiến tới thống nhất một chương trình chuẩn gắn với chương trình sách giáo khoa mới. Thông qua đó, các trường thực hiện việc đào tạo đội ngũ giáo viên cũng như để các địa phương đào tạo lại giáo viên.

Trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học.

Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên, gắn đào tạo, bồi dưỡng với tuyển dụng và bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương làm chưa tốt công tác này dẫn đến tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ (thừa giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, thiếu giáo viên mầm non, tiểu học). Một số địa phương đã điều chuyển giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy tiểu học và mầm non khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học theo quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ GD-ĐT đẩy mạnh công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, gắn với quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Các địa phương tổ chức rà soát số lượng giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông dư dôi của địa phương đang được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học nhưng chưa được đào tạo đạt chuẩn.

Ngoài ra, các địa phương cần xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên được Bộ giao nhiệm vụ triển khai đào tạo lại số giáo viên này đạt trình độ theo quy định.

Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng khung chương trình đào tạo văn bằng 2 cho những giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông điều chuyển dạy mầm non, tiểu học để triển khai thống nhất trong toàn quốc theo phương thức học tập trung kết hợp với trực tuyến, vừa học vừa thực hành nghề nghiệp tại các trường mầm non, tiểu học../.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản
Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

VOV.VN - Đi bộ hàng chục cây số, chia sẻ cuộc sống thiếu thốn với người dân là những việc làm hết sức bình thường của những người giáo viên bám bản.

Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

VOV.VN - Đi bộ hàng chục cây số, chia sẻ cuộc sống thiếu thốn với người dân là những việc làm hết sức bình thường của những người giáo viên bám bản.

TP HCM giải quyết vụ tuyển dụng 53 giáo viên sai quy trình ở Hóc Môn
TP HCM giải quyết vụ tuyển dụng 53 giáo viên sai quy trình ở Hóc Môn

VOV.VN -UBND thành yêu cầu UBND huyện Hóc Môn nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc không thực hiện đúng quy trình tuyển dụng viên chức.

TP HCM giải quyết vụ tuyển dụng 53 giáo viên sai quy trình ở Hóc Môn

TP HCM giải quyết vụ tuyển dụng 53 giáo viên sai quy trình ở Hóc Môn

VOV.VN -UBND thành yêu cầu UBND huyện Hóc Môn nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc không thực hiện đúng quy trình tuyển dụng viên chức.

Bộ Giáo dục đề nghị Hà Tĩnh làm rõ vụ điều giáo viên đi tiếp khách
Bộ Giáo dục đề nghị Hà Tĩnh làm rõ vụ điều giáo viên đi tiếp khách

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, làm rõ thông tin về việc điều động giáo viên phục vụ sự kiện, hội nghị.

Bộ Giáo dục đề nghị Hà Tĩnh làm rõ vụ điều giáo viên đi tiếp khách

Bộ Giáo dục đề nghị Hà Tĩnh làm rõ vụ điều giáo viên đi tiếp khách

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, làm rõ thông tin về việc điều động giáo viên phục vụ sự kiện, hội nghị.

Hơn 70.000 giáo viên sẽ thất nghiệp: Cơ cấu lại trường sư phạm ra sao?
Hơn 70.000 giáo viên sẽ thất nghiệp: Cơ cấu lại trường sư phạm ra sao?

VOV.VN -Hệ thống các trường sư phạm phải được cơ cấu, sắp xếp lại theo hướng giảm bớt hoặc sáp nhập để có được trường đào tạo bài bản hơn…

Hơn 70.000 giáo viên sẽ thất nghiệp: Cơ cấu lại trường sư phạm ra sao?

Hơn 70.000 giáo viên sẽ thất nghiệp: Cơ cấu lại trường sư phạm ra sao?

VOV.VN -Hệ thống các trường sư phạm phải được cơ cấu, sắp xếp lại theo hướng giảm bớt hoặc sáp nhập để có được trường đào tạo bài bản hơn…

Giáo viên mong sống được bằng lương
Giáo viên mong sống được bằng lương

VOV.VN - Các nhà giáo mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống và các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp để chuyên tâm giảng dạy.

Giáo viên mong sống được bằng lương

Giáo viên mong sống được bằng lương

VOV.VN - Các nhà giáo mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống và các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp để chuyên tâm giảng dạy.