Các cô giáo trẻ ở làng biển Tiến Bình

VOV.VN - Dù đi dạy trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng các cô giáo trẻ ở điểm trường Tiến Bình 2 (Bình Thuận) vẫn tận tâm, mang con chữ đến với trẻ em

Làng biển Tiến Bình, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có khoảng 100 hộ dân sinh sống.

Làng chài Tiến Bình, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết biệt lập với bên ngoài do không có đường giao thông.
Nơi đây gần như biệt lập với bên ngoài do nằm bên mép biển lũng sâu dưới chân đồi cát, không có đường giao thông. Việc học của con em lao động biển cũng do đó gặp muôn vàn khó khăn.

Trước thực tế đó, xã Tiến Thành đã vận động một tổ chức từ thiện xây dựng một phòng học ngay dưới làng biển Tiến Bình, được đặt tên là điểm trường Tiến Bình 2 trực thuộc Trường Tiểu học Tiến Thành 2. 

Hằng ngày giáo viên phải đi bộ trên đường cát lún để đến lớp.
Nhờ có điểm trường này mà nhiều con em địa phương đã biết chữ, không bị thất học. Bà Phạm Thị Giáo, người dân sống ở làng chài Tiến Bình nói: “Có trường này, lớp 1 lớp 2 lớp 3 học. Nếu mà không có, các cháu phải nghỉ.”

Điểm trường Tiến Bình 2 hiện có 3 lớp 1, 2 và 3 với tổng số 29 học sinh do 3 cô giáo trẻ được Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tiến Thành 2 điều động về đảm trách. 

Cô Trần Thị Bích Hoa dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Hải dạy lớp 2, cô Nguyễn Thị Xuân Hân dạy lớp 3. Cả ba cô còn rất trẻ, mới ra trường cách đây vài năm. 

Lớp 3 do cô Nguyễn Thị Xuân Hân đảm trách
Nhận nhiệm vụ tại đây, hằng ngày, các cô đến lớp rất vất vả. Đường cát lún không thể đi xe máy vào được, các cô phải gửi xe ở đầu lộ, men theo đường mòn và triền dốc để xuống làng chài.

Thường gặp các cô đi dạy, ông Nguyễn Ghe, người dân làng chài Tiến Bình, xã Tiến Thành cho biết: “Tôi ở đây lâu rồi. Tôi cùng cháu ngoại cháu nội đi học. Thực sự tôi thấy mấy cô ở xa xuống đây đi bộ không à. Trèo dốc, lội lên cái đồi đó, lội xuống. Trưa xuống nắng. Có bữa trời mưa, nước chảy ngập. Khó khăn ghê lắm.”

Cô Nguyễn Thị Hải đang dạy lớp 2 ở điểm trường Tiến Bình 2.
Gặp những ngày mưa bão, đường dốc nguy hiểm, áo quần lấm lem, nhưng các cô luôn có mặt đúng giờ trên lớp. Khi nhắc đến sự hy sinh thầm lặng của các cô, bà con ngư dân ở làng biển rất cảm động. Với họ, các cô là ân nhân của cộng đồng. Không những người lớn, mà trẻ nhỏ cũng hiểu được tấm lòng của các cô giáo thân thương. Em Ngô Xuân Định đang học lớp 3 ở điểm trường Tiến Bình 2 nói: “Ba con làm nghề biển, mẹ con thì đi bán cá. Hai anh em đi học. Có trường này đi học cùng các bạn rất là vui. Cô đi dạy xa, cô rất thương chúng con. Chúng con gắng học tốt để không phụ lòng cô”.

Điểm trường Tiến Bình 2 nằm trong làng chài Tiến Bình, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết.
Người dân làng chài Tiến Bình chủ yếu đánh bắt gần bờ, không gian sống biệt lập với bên ngoài, nên cuộc sống còn nhiều túng thiếu. Các cô nhận thấy công việc của mình thật sự ý nghĩa. Càng đến lớp, càng gần gũi, hiểu được cuộc sống khó khăn của các em học sinh, các cô càng muốn gắn bó hơn với điểm trường lẻ ở xa trung tâm này.

Cô Nguyễn Thị Xuân Hân, giáo viên lớp 3 ở điểm trường Tiến Bình 2 bày tỏ: “Tôi cũng như các cô ở đây, hằng ngày phải lội bộ hơn cây số để đến trường. Bản thân tôi thấy các em ở nơi đây rất là khó khăn. Nên tôi muốn được gắn bó ở ngôi trường này.”

Thầy Võ Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tiến Thành 2 cho biết ngoài điểm trường chính ở thôn Tiến An, trường còn có 3 điểm trường xa là: Tiến Đức, Tiến Bình 1 và Tiến Bình 2. Trong đó, Tiến Bình 2 là điểm trường khó khăn nhất do đường sá cách trở. Ban đầu, điểm trường này do thầy Duy bám trụ hơn chục năm, sau được giao cho 3 cô Hoa, Hải và Hân đảm trách.

Những năm qua, các cô đã làm tốt công tác giáo dục tại đây, không để trẻ em làng biển thất học, góp phần vào công tác phổ cập giáo dục ở địa phương. Thầy Khánh nói: “Ba cô còn trẻ và là dân địa phương, cho nên có tinh thần tận tụy, dễ gần các em học sinh, tận tình chỉ bảo cho các em để các em tiếp tục nhận thức việc học của mình.”

Khác với ngày trước, bây giờ tất cả các em ở làng biển Tiến Bình, Phan Thiết đến tuổi đi học đều được cắp sách đến trường. Hầu hết các em đều biết đọc biết viết và nhiều em được học lên cao hơn. Hôm nay, ba cô giáo trẻ vẫn băng đường mòn, đi qua vùng cát lún để tiếp tục gieo con chữ nơi làng biển còn nhiều khó khăn này./. 



Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gợi ý quà tặng thầy cô nhân ngày 20/11
Gợi ý quà tặng thầy cô nhân ngày 20/11

VOV.VN - Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tri ân các thầy cô đã dạy dỗ mình lên người. Dưới đây sẽ là những gợi ý quà tặng bạn có thể tham khảo. 

Gợi ý quà tặng thầy cô nhân ngày 20/11

Gợi ý quà tặng thầy cô nhân ngày 20/11

VOV.VN - Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tri ân các thầy cô đã dạy dỗ mình lên người. Dưới đây sẽ là những gợi ý quà tặng bạn có thể tham khảo. 

Những lời chúc chân thành, ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày 20/11
Những lời chúc chân thành, ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày 20/11

VOV.VN -Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là dịp để mỗi thế hệ học trò bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn tới thầy cô. Hãy gửi tặng thầy cô những lời chúc ý nghĩa nhất.

Những lời chúc chân thành, ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày 20/11

Những lời chúc chân thành, ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày 20/11

VOV.VN -Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là dịp để mỗi thế hệ học trò bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn tới thầy cô. Hãy gửi tặng thầy cô những lời chúc ý nghĩa nhất.

Những lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 “đốn tim” cộng đồng mạng
Những lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 “đốn tim” cộng đồng mạng

VOV.VN - Ngập tràn trên Facebook dịp này là lời tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Trong đó, lời chúc từ những học sinh cũ là đong đầy cảm xúc nhất.

Những lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 “đốn tim” cộng đồng mạng

Những lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 “đốn tim” cộng đồng mạng

VOV.VN - Ngập tràn trên Facebook dịp này là lời tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Trong đó, lời chúc từ những học sinh cũ là đong đầy cảm xúc nhất.