Cách đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng khi học trực tuyến

VOV.VN - Khi học sinh sử dụng chung máy tính để học tập, cha mẹ nên là người tạo riêng tài khoản cho từng bạn và chỉ cài đặt phần mềm cần thiết, không cho phép cài đặt, sử dụng các phần mềm khác. Cha mẹ cũng như học sinh không chia sẻ thông tin về lớp học trên các kênh thông tin công khai.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát hành phiên bản 1 cẩm nang "Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến". Cẩm nang "Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến" nhằm giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh tự trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng cũng như trong quá trình dạy, học trực tuyến. 

Cẩm nang gồm có 3 chương, trong đó, chương 1 về nguy cơ mất an toàn thông tin chung, chương 2 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến, chương 3, hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm.

Ở chương 2 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến, cẩm nang hướng dẫn người dùng máy tính cài đặt hệ điều hành Windows, MacOS; dùng điện thoại cài đặt hệ điều hành Android, iOS với những lưu ý cần thiết về cài đặt, sử dụng an toàn trên thiết bị, tắt các tính năng không cần thiết cũng như sử dụng các tính năng hữu ích...

Với chương 3 hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, cẩm nang hướng dẫn cụ thể với từng đối tượng sử dụng là giáo viên và cha mẹ, học sinh; đồng thời hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các ứng dụng học trực tuyến Zoom, Microsoft Teams, Google Meet, Trans, Zavi, Jitsi...

Trong đó, với phụ huynh và học sinh, Cục An toàn thông tin khuyến nghị để học trực tuyến an toàn, chỉ tải và cài đặt phần mềm từ địa chỉ tin cậy, thông qua kho ứng dụng hoặc trang chủ của nhà phát triển.

"Khi học sinh sử dụng chung máy tính để học tập, cha mẹ nên là người tạo riêng tài khoản cho từng bạn và chỉ cài đặt phần mềm cần thiết, không cho phép cài đặt, sử dụng các phần mềm khác. Cha mẹ cũng như học sinh không chia sẻ thông tin về lớp học trên các kênh thông tin công khai. Khi tham gia, cần đặt theo tên của học sinh, hoặc đặt theo hướng dẫn của giáo viên. Đồng thời, không mở đường dẫn và tập tin lạ xuất hiện trên lớp học mà không phải do giáo viên chia sẻ", cẩm nang nêu rõ.

Ngoài ra, cha mẹ và học sinh cần dành thời gian để kiểm tra, cập nhật ứng dụng đang sử dụng để học trực tuyến khi có phiên bản mới. Với trường hợp sử dụng trình duyệt web trên máy tính hoặc điện thoại để tham gia lớp học, cần lưu ý cập nhật phiên bản mới.

 

Trước đó, đầu tháng 11/2021, Cục An toàn thông tin đã có văn bản đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trên toàn quốc hỗ trợ phổ biến cẩm nang đến các cơ sở giáo dục có sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến trên địa bàn. Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin đã chỉ đạo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) chủ động, phối hợp tổ chức các buổi tập huấn trực tuyến về những nội dung kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn khi có yêu cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các trường học tại huyện Thanh Trì, Hà Nội diễn tập chuẩn bị đón học sinh trở lại
Các trường học tại huyện Thanh Trì, Hà Nội diễn tập chuẩn bị đón học sinh trở lại

VOV.VN - Sáng 22/11, huyện Thanh Trì, Hà Nội tổ chức diễn tập sẵn sàng đón học sinh trở lại học bắt đầu từ ngày mai theo đúng kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Các trường học tại huyện Thanh Trì, Hà Nội diễn tập chuẩn bị đón học sinh trở lại

Các trường học tại huyện Thanh Trì, Hà Nội diễn tập chuẩn bị đón học sinh trở lại

VOV.VN - Sáng 22/11, huyện Thanh Trì, Hà Nội tổ chức diễn tập sẵn sàng đón học sinh trở lại học bắt đầu từ ngày mai theo đúng kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Làm sao để thầy cô toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho giáo dục?
Làm sao để thầy cô toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho giáo dục?

VOV.VN - Những năm gần đây, chế độ lương, phụ cấp của nhà giáo dần được cải thiện, thế nhưng nếu so sánh với mặt bằng của nhiều ngành nghề khác, thì lương nhà giáo vẫn ở mức thấp, nếu không làm thêm, nhiều người khó gắn bó được với nghề.

Làm sao để thầy cô toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho giáo dục?

Làm sao để thầy cô toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho giáo dục?

VOV.VN - Những năm gần đây, chế độ lương, phụ cấp của nhà giáo dần được cải thiện, thế nhưng nếu so sánh với mặt bằng của nhiều ngành nghề khác, thì lương nhà giáo vẫn ở mức thấp, nếu không làm thêm, nhiều người khó gắn bó được với nghề.

"Trường học ngay ngắn, thầy ra thầy, trò ra trò mới có thể nói đến những giá trị khác"
"Trường học ngay ngắn, thầy ra thầy, trò ra trò mới có thể nói đến những giá trị khác"

VOV.VN - Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong nhà trường, hoạt động quan trọng nhất là dạy và học, quan hệ quan trọng nhất là quan hệ giữa thầy và trò, các giá trị có thể khái quát nhất chính là chân - thiện - mỹ”.

"Trường học ngay ngắn, thầy ra thầy, trò ra trò mới có thể nói đến những giá trị khác"

"Trường học ngay ngắn, thầy ra thầy, trò ra trò mới có thể nói đến những giá trị khác"

VOV.VN - Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong nhà trường, hoạt động quan trọng nhất là dạy và học, quan hệ quan trọng nhất là quan hệ giữa thầy và trò, các giá trị có thể khái quát nhất chính là chân - thiện - mỹ”.