Cách thức giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non của Yên Bái

VOV.VN - Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non luôn được các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm.

Trường Mầm non An Bình nằm trên địa bàn xã An Bình, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, nơi có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Dao, Tày...
 Trong chương trình giáo dục kỹ năng sống, nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt trải nghiệm về văn hóa, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là dân tộc Dao.
Thông qua chương trình, nhà trường sẽ dạy các em nhiều kỹ năng sống phù hợp với điều kiện thực tế của các em; đồng thời, giúp các em mở rộng hiểu biết về phong tục, tập quán, văn hóa của của mỗi dân tộc.
Các em được người dân địa phương hướng dẫn, giải thích và cùng thao tác vào quá trình tạo ra vải để may quần áo.
 Các cháu rất thích thú.
Cùng dệt vải, các em còn tận mắt được chứng kiến các bà con người Dao tạo ra những bộ trang phục truyền thống.
Được hướng dẫn cách luồn chỉ qua lỗ kim, cách cầm kim an toàn.
 Đối với rất nhiều cháu, đây là lần đầu tiên được nhìn thấy cách thêu may truyền thống nên không rời mắt khỏi đôi tay của chị em phụ nữ Dao.
Một cháu nhỏ được diện trang phục truyền thống của dân tộc Dao thu hút sự tò mò của nhiều em khác.
Cũng nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống của trường Mầm non An Bình, các cháu được trải nghiệm làm bánh gù của người Dao.
Đây là loại bánh không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng của đồng bào.
Một em nhỏ thích thú với sản phẩm vừa được góp công tạo ra.
Các cô hướng dẫn các cháu cách bóc bánh mật, cũng là một loại bánh truyền thống của người Dao khỏi bị dính tay.
Giới thiệu cho các cháu biết xôi màu được tạo ra từ những lá, củ an toàn quanh ta như: màu vàng từ nghệ, tím từ cây lá cơm tim, đỏ từ cây lá cơm đỏ.
 Sau khi được giới thiệu, các cô chia cho các cháu thưởng thức những sản phẩm chính mình vừa cùng làm ra.
Cháu nào cũng vui tươi, phấn khởi thưởng thức.
 
Với chủ đề "Quê hương, đất nước, Bác Hồ", các dụng cụ trong lao động, sản xuất cũng được nhà trường đưa vào chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.
Mỗi em gọi một kiểu nhưng các cháu đều thích thú và tò mò với giỏ đựng cá suối, đựng thóc giống để tra lúa nương của người Dao.
Các điệu múa, làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc thiểu số cũng được nhà trường đưa vào giới thiệu cho các em.
Qua đó, giúp các cháu thêm đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho các cháu là con em thiểu số thêm tự hào về cội nguồn.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2019
Phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2019

VOV.VN - Qua 2 năm thực hiện, nhiều công trình, sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn đã được sự đón nhận tích cực từ người học, thầy cô giáo, phụ huynh.

Phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2019

Phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2019

VOV.VN - Qua 2 năm thực hiện, nhiều công trình, sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn đã được sự đón nhận tích cực từ người học, thầy cô giáo, phụ huynh.

TPHCM: Tỷ lệ chọi vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cao ngất ngưởng
TPHCM: Tỷ lệ chọi vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cao ngất ngưởng

VOV.VN - Năm nay, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) có số đăng ký nguyện vọng 1 cao nhất, với 2.812 hồ sơ thi lớp 10 cho 740 chỉ tiêu tuyển sinh.

TPHCM: Tỷ lệ chọi vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cao ngất ngưởng

TPHCM: Tỷ lệ chọi vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cao ngất ngưởng

VOV.VN - Năm nay, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) có số đăng ký nguyện vọng 1 cao nhất, với 2.812 hồ sơ thi lớp 10 cho 740 chỉ tiêu tuyển sinh.

Thực hư quy định cấm học sinh nói xấu giáo dục trên mạng xã hội
Thực hư quy định cấm học sinh nói xấu giáo dục trên mạng xã hội

VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, Thông tư số 06/2019 là nhằm hướng cán bộ, giáo viên, học sinh đến việc sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, trách nhiệm.

Thực hư quy định cấm học sinh nói xấu giáo dục trên mạng xã hội

Thực hư quy định cấm học sinh nói xấu giáo dục trên mạng xã hội

VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, Thông tư số 06/2019 là nhằm hướng cán bộ, giáo viên, học sinh đến việc sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, trách nhiệm.

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2019 tại Hà Nội
Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2019 tại Hà Nội

VOV.VN -Chỉ tiêu vào lớp 10 công lập ở Hà Nội là 67.235 em, chiếm 66% tổng số dự kiến tốt nghiệp THCS, như vậy sẽ có khoảng hơn 34.000 em phải học tư thục.

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2019 tại Hà Nội

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2019 tại Hà Nội

VOV.VN -Chỉ tiêu vào lớp 10 công lập ở Hà Nội là 67.235 em, chiếm 66% tổng số dự kiến tốt nghiệp THCS, như vậy sẽ có khoảng hơn 34.000 em phải học tư thục.

10 lưu ý với thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019
10 lưu ý với thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

VOV.VN- Năm nay, thí sinh tự do sẽ được xếp thi chung với thí sinh lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp THPT của thí sinh sẽ chiếm 70%; còn lại 30% là kết quả học THPT.

10 lưu ý với thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

10 lưu ý với thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

VOV.VN- Năm nay, thí sinh tự do sẽ được xếp thi chung với thí sinh lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp THPT của thí sinh sẽ chiếm 70%; còn lại 30% là kết quả học THPT.