Cấm giao bài tập về nhà cho học sinh đã học 2 buổi/ngày

VOV.VN - Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày: Chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học 2 buổi/ngày.

Hôm nay (3/11), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận có Chỉ thỉ số 5105 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học. Chỉ thị nêu rõ, đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi 1 ngày, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh.

Theo Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành nhiều quy định và triển khai nhiều giải pháp để chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, hiện tượng vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học vẫn còn tồn tại đã gây áp lực với học sinh và cha mẹ học sinh, tạo bức xúc trong xã hội và làm giảm uy tín của ngành.


Với học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày các em sẽ không phải làm thêm bài tập về nhà.
Để thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17 năm 2012, quy định về dạy thêm, học thêm và Thông tư số 30 năm 2014, quy định về đánh giá học sinh tiểu học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị:

Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học ở địa phương về các nội dung gồm:

Tổ chức quán triệt đến từng giáo viên các quy định về dạy thêm, học thêm và nội dung đổi mới đánh giá học sinh tiểu học để mọi người hiểu rõ và làm đúng quy định.

Tuyên truyền, giải thích để nhân dân, đặc biệt là cha mẹ học sinh nắm vững các quy định của ngành về dạy thêm, học thêm và đổi mới đánh giá học sinh tiểu học để tạo sự đồng thuận và phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đấu tranh chống tiêu cực và triển khai đổi mới ở bậc học tiểu học.

Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp; Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh; Khuyến khích tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.

Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày: Chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học 2 buổi/ngày; Không giao bài tập ngoài sách giáo khoa.

Không tổ chức thi học sinh giỏi đối với học sinh tiểu học; Không tổ chức các đội tuyển tham gia các hoạt động giao lưu, các “sân chơi” trí tuệ.

Thực hiện nghiêm túc việc nghiệm thu chất lượng giáo dục và bàn giao học sinh từ lớp dưới lên lớp trên, từ tiểu học lên trung học cơ sở. Không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các văn bản quy rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên trong việc dạy thêm, học thêm và chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường, tổ chức, cá nhân vi phạm Thông tư số 17 năm 2012.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động nắm tình hình và xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị ở các địa phương.

Chánh Thanh tra Bộ chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra giáo dục ở cac cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về học thêm
Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về học thêm

Thời gian học thêm của học sinh Việt Nam xếp thứ 5, tính kiên trì của học sinh Việt được xếp hạng 7/68 nước tham gia kỳ thi PISA.

Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về học thêm

Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về học thêm

Thời gian học thêm của học sinh Việt Nam xếp thứ 5, tính kiên trì của học sinh Việt được xếp hạng 7/68 nước tham gia kỳ thi PISA.

Đổi mới giáo dục: Phải đổi mới từ người thầy
Đổi mới giáo dục: Phải đổi mới từ người thầy

VOV.VN - “Nghề giáo viên cũng như mảnh đất, cứ khai thác mà không được chăm bón rồi cũng đến lúc bạc màu…”

Đổi mới giáo dục: Phải đổi mới từ người thầy

Đổi mới giáo dục: Phải đổi mới từ người thầy

VOV.VN - “Nghề giáo viên cũng như mảnh đất, cứ khai thác mà không được chăm bón rồi cũng đến lúc bạc màu…”

Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học
Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học

VOV.VN-Phân tầng, xếp hạng các trường ĐH cũng là cơ sở để Nhà nước đầu tư cho từng loại trường nhằm hướng tới có trường đạt được thứ hạng cao trên thế giới.

Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học

Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học

VOV.VN-Phân tầng, xếp hạng các trường ĐH cũng là cơ sở để Nhà nước đầu tư cho từng loại trường nhằm hướng tới có trường đạt được thứ hạng cao trên thế giới.

Tuyển sinh lớp 10:Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm trong trường
Tuyển sinh lớp 10:Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm trong trường

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt ba công khai, thu chi, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm và học thêm trong nhà trường 

Tuyển sinh lớp 10:Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm trong trường

Tuyển sinh lớp 10:Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm trong trường

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt ba công khai, thu chi, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm và học thêm trong nhà trường 

“Tôi tự hào khi làm kinh doanh giáo dục”
“Tôi tự hào khi làm kinh doanh giáo dục”

VOV.VN -Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: “Kinh doanh giáo dục không được chạy theo lợi nhuận tối đa mà phải luôn đặt chữ “tâm" lên hàng đầu".

“Tôi tự hào khi làm kinh doanh giáo dục”

“Tôi tự hào khi làm kinh doanh giáo dục”

VOV.VN -Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: “Kinh doanh giáo dục không được chạy theo lợi nhuận tối đa mà phải luôn đặt chữ “tâm" lên hàng đầu".