Cần có hướng dẫn riêng về dạy ngoại ngữ, tin học ở cấp tiểu học

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM kiến nghị Bộ có hướng dẫn riêng cho TP về hai môn ngoại ngữ và tin học ở cấp tiểu học.

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2019 -2020 triển khai nhiệm vụ năm học 2020 -2021 cấp Tiểu học, do Bộ Giáo dục– Đào tạo tổ chức sáng nay (25/8), đại diện Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM kiến nghị Bộ có hướng dẫn riêng cho TP về hai môn ngoại ngữ và in học ở cấp tiểu học.

Hiện nay, nhu cầu học và dạy tiếng Anh ở TPHCM là rất cao, ngay từ cấp tiểu học. Toàn thành phố có 52% giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn trình độ B2, còn lại vẫn ở mức B1; 96,3% học sinh tiểu học của TP đã được học tiếng Anh cả 5 khối, học từ lớp 1.

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, tin học và ngoại ngữ sẽ là môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3. Thực tế, đa số các trường ở TPHCM đã đưa tiếng Anh vào dạy từ lớp 1. Nhưng nhiều năm nay, công tác tuyển dụng giáo viên dạy bộ môn này ở cấp tiểu học gặp khó khăn do vướng Nghị định 101 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Những quy định của nghị định này khiến phần lớn giáo viên tiếng Anh, tin học ở các trường tiểu học là giáo viên hợp đồng thỉnh giảng ngắn hạn. Việc chưa có quy định khung vị trí việc làm, định mức, số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt đối với giáo viên tiếng Anh, tin học gây khó khăn cho công tác tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài của TP.

Thông tư 32 năm 2018 của Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng có quy định rõ về việc dạy ngoại ngữ, tin học ở cấp tiểu học nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của TP. Vì vậy, TPHCM kiến nghị Bộ Giáo dục- Đào tạo cần có văn bản hướng dẫn riêng đối với địa phương đặc thù như TP. 

“Tin học và ngoại ngữ là hai mũi nhọn của TPHCM, phát triển rất mạnh. Nhưng, nếu TPHCM chỉ thực hiện đúng như hướng dẫn của Thông tư 32 thì kiềm hãm sự phát triển thế mạnh này. Do đó, đối với địa phương đặc thù như TPHCM, Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn riêng để tạo điều kiện cho TP phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, xa hơn ở lĩnh vực này”, ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM nói./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều giáo viên tiểu học, THCS bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp
Nhiều giáo viên tiểu học, THCS bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp

VOV.VN -Từ khi có dự thảo trình độ chuẩn mới đối với giáo viên, nhiều giáo viên tiểu học và THCS bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp.

Nhiều giáo viên tiểu học, THCS bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp

Nhiều giáo viên tiểu học, THCS bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp

VOV.VN -Từ khi có dự thảo trình độ chuẩn mới đối với giáo viên, nhiều giáo viên tiểu học và THCS bắt đầu vào cuộc chạy đua bằng cấp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học triển khai thế nào?
Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học triển khai thế nào?

VOV.VN -Chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai đối với lớp 1 ở cấp tiểu học.

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học triển khai thế nào?

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học triển khai thế nào?

VOV.VN -Chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai đối với lớp 1 ở cấp tiểu học.

Môn Lịch sử và Địa lí mới sẽ được giảng dạy ở cấp Tiểu học như thế nào?
Môn Lịch sử và Địa lí mới sẽ được giảng dạy ở cấp Tiểu học như thế nào?

VOV.VN-Lịch sử và Địa lí ở cấp Tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5, được tích hợp trong các chủ đề.

Môn Lịch sử và Địa lí mới sẽ được giảng dạy ở cấp Tiểu học như thế nào?

Môn Lịch sử và Địa lí mới sẽ được giảng dạy ở cấp Tiểu học như thế nào?

VOV.VN-Lịch sử và Địa lí ở cấp Tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5, được tích hợp trong các chủ đề.