Cần "làm tiến sĩ" thay vì "học tiến sĩ"

VOV.VN - Một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý, trong đó không ít người đạt trình độ tiến sĩ tại một số cơ sở giáo dục đại học còn thiếu một số năng lực cần thiết trong đào tạo, hạn chế về năng lực ngoại ngữ, CNTT, nghiên cứu khoa học…

Theo báo cáo của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT), năm học 2020-2021, cả nước có tổng số 242 trường đại học, học viện với tổng số giảng viên cơ hữu là 76.576 người (không bao gồm khối An ninh, quốc phòng). Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách phát triển đối với đội ngũ trí thức đã có những bước phát triển và đạt hiệu quả đáng kể. 

Bộ GD-ĐT cũng đặc biệt chú trọng đến việc tạo nguồn cho đội ngũ trí thức trong việc cử sinh viên và nghiên cứu sinh đi học ở nước ngoài, tham mưu, xây dựng và triển khai có hiệu quả các đề án. Thông qua nhiều giải pháp, số lượng giảng viên đại học trong năm học 2019-2020 tăng cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ tăng so với năm 2015. Số công trình nghiên cứu khoa học công bố ở các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín trên thế giới tăng đáng kể, xếp hạng đại học cũng tăng cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT), việc phát triển đội ngũ trí thức vẫn còn một số hạn chế như chất lượng đội ngũ trí thức chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu đội ngũ trí thức còn bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi,… và chưa cân đối giữa các ngành đào tạo.

Một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý, trong đó không ít người đạt trình độ tiến sĩ tại một số cơ sở giáo dục đại học còn thiếu một số năng lực cần thiết trong đào tạo, hạn chế về năng lực ngoại ngữ, CNTT, nghiên cứu khoa học… Đặc biệt, trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành còn ít, thiếu đội ngũ nhà khoa học kế cận, chưa có nhóm nghiên cứu mạnh ngang tầm khu vực và thế giới, công tác quy hoạch còn hạn chế…

Nhìn nhận hạn chế và nguyên nhân, báo cáo đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch trọng tâm trọng điểm; đẩy mạnh tự chủ đại học, tạo động lực để đội ngũ trí thức tự học, tự bồi dưỡng và cống hiến; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án; thực hiện mạnh mẽ cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, nhất là các văn bản về chế độ chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý, các chính sách đãi ngộ, ưu tiên đối với đội ngũ trí thức.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với phát triển kinh tế xã hội và theo đặt hàng của doạn nghiệp để gia tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng cần thay đổi “làm tiến sĩ” thay vì “học tiến sĩ”, cần đầu tư sâu hơn, đẩy mạnh hơn nữa cho các nhóm nghiên cứu mạnh, nhằm tạo đột phá, thu hút nhà nghiên cứu đầu ngành, từ đó thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao để khoa học có thể “nuôi” khoa học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Người có trình độ thấp, nhờ bằng tiến sĩ mà được bổ nhiệm lãnh đạo sẽ rất nguy hiểm"
"Người có trình độ thấp, nhờ bằng tiến sĩ mà được bổ nhiệm lãnh đạo sẽ rất nguy hiểm"

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng việc đào tạo tiến sĩ cần lấy chất lượng làm đầu, tránh việc chạy theo số lượng. Nếu bằng tiến sĩ không thực chất sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội và càng nguy hiểm hơn nữa khi những tiến sĩ "hữu danh vô thực" được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.

"Người có trình độ thấp, nhờ bằng tiến sĩ mà được bổ nhiệm lãnh đạo sẽ rất nguy hiểm"

"Người có trình độ thấp, nhờ bằng tiến sĩ mà được bổ nhiệm lãnh đạo sẽ rất nguy hiểm"

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng việc đào tạo tiến sĩ cần lấy chất lượng làm đầu, tránh việc chạy theo số lượng. Nếu bằng tiến sĩ không thực chất sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội và càng nguy hiểm hơn nữa khi những tiến sĩ "hữu danh vô thực" được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.

"Đánh giá luận án tiến sĩ cần giữ gìn đạo đức khoa học, tránh nể nang, dễ dãi"
"Đánh giá luận án tiến sĩ cần giữ gìn đạo đức khoa học, tránh nể nang, dễ dãi"

VOV.VN - Bộ GD- ĐT yêu cầu các hội đồng xét duyệt luận án tiến sĩ và người hướng dẫn cần nghiêm túc, nghiêm minh, không duyệt những tên đề tài có phạm vi quá hẹp, không đủ tầm của một luận án tiến sĩ. Tránh việc nể nang, dễ dãi khi đánh giá, phản biện luận án.

"Đánh giá luận án tiến sĩ cần giữ gìn đạo đức khoa học, tránh nể nang, dễ dãi"

"Đánh giá luận án tiến sĩ cần giữ gìn đạo đức khoa học, tránh nể nang, dễ dãi"

VOV.VN - Bộ GD- ĐT yêu cầu các hội đồng xét duyệt luận án tiến sĩ và người hướng dẫn cần nghiêm túc, nghiêm minh, không duyệt những tên đề tài có phạm vi quá hẹp, không đủ tầm của một luận án tiến sĩ. Tránh việc nể nang, dễ dãi khi đánh giá, phản biện luận án.

Luận án tiến sĩ về cầu lông: Đơn vị chủ quản nói gì?
Luận án tiến sĩ về cầu lông: Đơn vị chủ quản nói gì?

VOV.VN - Ông Dương Xuân Lượng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh (ĐH Tây Bắc) cho biết, luận án tiến sĩ của giảng viên Đặng Hoàng Anh đang công tác tại Trung tâm đã được hội đồng thẩm định khoa học đánh giá, chấm điểm và đồng ý cho bảo vệ cũng như công nhận.

Luận án tiến sĩ về cầu lông: Đơn vị chủ quản nói gì?

Luận án tiến sĩ về cầu lông: Đơn vị chủ quản nói gì?

VOV.VN - Ông Dương Xuân Lượng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh (ĐH Tây Bắc) cho biết, luận án tiến sĩ của giảng viên Đặng Hoàng Anh đang công tác tại Trung tâm đã được hội đồng thẩm định khoa học đánh giá, chấm điểm và đồng ý cho bảo vệ cũng như công nhận.

Đề tài "phát triển bộ môn cầu lông cho công chức TP Sơn La" có đủ tầm của luận án tiến sĩ?
Đề tài "phát triển bộ môn cầu lông cho công chức TP Sơn La" có đủ tầm của luận án tiến sĩ?

VOV.VN - Những ngày gần đây trên các diễn đàn về giáo dục đang có nhiều ý kiến tranh luận về đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La".

Đề tài "phát triển bộ môn cầu lông cho công chức TP Sơn La" có đủ tầm của luận án tiến sĩ?

Đề tài "phát triển bộ môn cầu lông cho công chức TP Sơn La" có đủ tầm của luận án tiến sĩ?

VOV.VN - Những ngày gần đây trên các diễn đàn về giáo dục đang có nhiều ý kiến tranh luận về đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La".

"Đào tạo sao để tiến sĩ đừng chỉ là danh xưng!"
"Đào tạo sao để tiến sĩ đừng chỉ là danh xưng!"

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, việc đào tạo tiến sĩ có thể ít nhưng chất lượng đào tạo phải xứng đánh với danh xưng tiến sĩ. Bên cạnh đó, các bài báo khoa học, luận án tiến sĩ cũng cần có tính thực tế, ứng dụng, tránh tình trạng bảo vệ xong lại cất đi.

"Đào tạo sao để tiến sĩ đừng chỉ là danh xưng!"

"Đào tạo sao để tiến sĩ đừng chỉ là danh xưng!"

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, việc đào tạo tiến sĩ có thể ít nhưng chất lượng đào tạo phải xứng đánh với danh xưng tiến sĩ. Bên cạnh đó, các bài báo khoa học, luận án tiến sĩ cũng cần có tính thực tế, ứng dụng, tránh tình trạng bảo vệ xong lại cất đi.