Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

VOV.VN - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.

Đây là các ý kiến được đưa ra tại Hội thảo Xây dựng và vận hành trường học trực tuyến, vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Viện Nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục vừa tổ chức.

Thông tin tại hội thảo, TS Phạm Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Sư phạm, ĐH Thủ đô cho biết, thuật ngữ E-learning (học tập trực tuyến) đã có từ lâu, được nhiều người biết đến nhưng ít trường học nào tham gia.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, không còn cách nào khác, các trường học buộc phải chuyển sang dạy học trực tuyến. Năm học 2021-2022 là năm thứ 2 áp dụng cách dạy học này, song nhiều nơi giáo viên và học sinh vẫn gặp không ít khó khăn.

Chưa có sự thống nhất nền tảng dạy học trực tuyến

TS Phạm Ngọc Sơn cho rằng, để dạy học trực tuyến hiệu quả, trước tiên các nhà quản lý cần hướng dẫn điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp, thiết kế chương trình riêng, giáo viên không thể bê nguyên nội dung của 45 phút dạy trên lớp vào giảng trực tuyến bởi 2 hình thức dạy học này có nhiều điểm khác nhau. Cũng bởi chưa có hướng dẫn cụ thể, kịp thời, nên thời gian qua các trường còn nhiều lúng túng khi triển khai.

“Đáng ra khi dạy trực tuyến, việc xây dụng một cơ sở dữ liệu học tâp chung cho các trường cần triển khai sớm để có kho dữ liệu chung cho giáo viên cả nước, tránh tình trạng giáo viên phải tự lên mạng tìm tài liệu, độ chuẩn xác nhiều khi chưa cao. Cũng có thầy cô gặp khó khăn về dữ liệu bài giảng phải đi xin hay mua giáo án trên mạng để giảng dạy”, TS Phạm Ngọc Sơn nói.

Cũng theo TS Sơn, hiện nay các trường chưa có sự thống nhất về các nền tảng học trực tuyến, mạnh ai nấy dùng, sau hơn 2 tuần học trực tuyến của năm học mới, tình trạng rớt mạng khi đang học liên tục xảy ra, các thầy cô thường dùng phần mềm Zoom - chuyên dùng cho hội họp để đưa vào học trực tuyến, đến khi bị lỗi mạng, chính các thầy cô cũng không biết khắc phục như thế nào. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phần mềm chuyên cho học trực tuyến như Team, Google Classroom hay một số hệ thống LMS khác, trường hợp bị lỗi mạng, giáo viên vẫn có thể hướng dẫn học sinh sử dụng các tính năng khác để học tập như làm bài tập, tìm hiểu kiến thức trong tài liệu đính kèm.

Bên cạnh đó, khác hẳn với các lớp học trực tiếp, học sinh học cố định tại 1 phòng học, giáo viên là người di chuyển từ lớp này sang lớp khác, thì khi học trực tuyến, mỗi khi đến tiết, học sinh lại nháo nhào từ lớp học trực tuyến này sang lớp học trực tuyến khác, gây ra tình trạng xáo trộn, nghẽn mạng.

Theo TS Phạm Ngọc Sơn, để dạy học trực tuyến tốt, rất cần những nền tảng công nghệ phù hợp, thống nhất toàn trường, giữa các trường trong từng địa phương, thậm chí tiến đến sự đồng bộ trên cả nước, điều này tạo điều kiện cho giáo viên có thể tìm kiếm nguồn học liệu đa dạng và tin cậy để sử dụng trong quá trong dạy học của mình. Giáo viên cũng cần được tập huấn kỹ, trang bị thêm các kĩ năng cần thiết trước khi sử dụng những nền tảng này để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng.

Từ thực tế giảng dạy, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, thời gian đầu khi dạy trực tuyến, đa số các trường học trên địa bàn quận đều sử dụng phần mềm Zoom, sử dụng miễn phí, nên thường xuyên xảy ra tình trạng lỗi mạng, quá tải người dùng. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng không có các chức năng hỗ trợ kiểm tra, đánh giá, giao bài tập, nên giáo viên khó khăn hơn trong quá trình giảng dạy.

Trước những bất cập này, hiện nay, phòng GD-ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với Trung tâm giải pháp công nghệ thông tin của Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT để làm việc với Google, đưa vào khai thác, sử dụng Google Classroom, xây dựng các lớp học trực tuyến với đầy đủ tính năng.

Đến nay, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có 92% trường học sử dụng Google Classroom, 6% sử dụng MS team, 2% sử dụng các ứng dụng khác.

“Chúng tôi hướng đến xây dựng một nền tảng học trực tuyến đồng bộ, thống nhất để thuận tiện trong quá trình giảng dạy và quản lý”, ông Thuận cho biết.

Đề xuất xây dựng mô hình dạy học trực tuyến đồng bộ

TS Đỗ Viết Tuân, Khoa Công nhệ thông tin và Truyền thông, Học viện Quản lý giáo dục cũng đề xuất cần xây dựng mô hình dạy học trực tuyến áp dụng đồng bộ cho các nhà trường thay vì mỗi nơi triển khai một cách như hiện nay.

Đề xuất một mô hình dạy học trực tuyến, TS Đỗ Viết Tuân cho biết, việc xây dựng mô hình này có thể chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là xây dựng một hệ thống luyện tập, kiểm tra đánh giá chung. Trong phần này có các hệ thống chủ đề luyện tập, các bài thi kiểm tra đánh giá được thiết kế thành các ngân hàng câu hỏi được cung cấp bởi thầy cô đưa lên hệ thống theo các cấp độ kiến thức khác nhau, được cấu trúc hóa theo tỷ lệ từng bài, trong từng đề. Nội dung bài luyện, đề thi được trộn tự động theo các cấp độ kiến thức. Kết quả thi được thống kê đánh giá theo từng bài thi, đề thi và theo từng nội dung kiến thức cho từng học sinh tham gia học trên hệ thống.

Giai đoạn 2, là xây dựng các lớp học trực tuyến, phòng thi trực tuyến. Trong lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ là người tạo lớp học, mời học sinh, tạo ra các bài giảng trên nền tảng có sẵn, sử dụng các ứng dụng tích hợp dạy học trực tuyến có sẵn trên hệ thống. Trong các lớp học sẽ có nguồn tài liệu có sẵn trên hệ thống hoặc do người dùng đưa lên.

Tại mỗi phòng thi trực tuyến, giáo viên sẽ là người chịu trách nhiệm tạo các phòng thi, mời học sinh vào phòng thi. Giáo viên cũng có thể thiết kế đề thi phù hợp với mục đích kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng đề thi có sẵn trên hệ thống hoặc tự đưa lên.

Giai đoạn 3, hoàn thiện hệ thống trang cá nhân người dùng. Trong đó, các nhà quản lý có thể kiểm soát các hoạt động dạy học của giáo viên trên hệ thống, chia sẻ thông tin ở góc độ quản lý đến cộng đồng giáo viên.

Tài khoản cá nhân của học sinh bao gồm các thông tin cá nhân, lịch sử thi, lịch sử học tập, thống kê các hoạt động học tập. Học sinh có thể kết bạn với các thành viên khác cùng hệ thống, chia sẻ tài liệu, video bài học trên trang cá nhân ở chế độ công khai.

Trang cá nhân của giáo viên sẽ quản lý hoạt động học tập của học sinh lớp mình quản lý, hoạt động học tập của môn học đảm nhiệm, chia sẻ các tài nguyên, bài giảng tới học sinh trên cộng đồng do giáo viên tạo ra.

TS Đỗ Viết Tuân cho rằng, cần xây dựng các trường học trực tuyến để việc dạy và học trong bối cảnh mới hiệu quả hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến
Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

VOV.VN - Ngành giáo dục ở ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt nhất là thiếu thiết bị, điều kiện công nghệ còn hạn chế...khiến nỗi lo về chất lượng qua hình thức học online là rất lớn.

Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

Mạng “chập chờn”, tài khoản “treo” - Nỗi lo học trực tuyến

VOV.VN - Ngành giáo dục ở ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt nhất là thiếu thiết bị, điều kiện công nghệ còn hạn chế...khiến nỗi lo về chất lượng qua hình thức học online là rất lớn.

Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ
Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, khi dạy trực tuyến, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập. Đặc biệt cần tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học cũng như thời gian ngoài giờ.

Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ

Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, khi dạy trực tuyến, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập. Đặc biệt cần tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học cũng như thời gian ngoài giờ.

Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?
Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?

VOV.VN - Dù bước sang năm thứ 2 học trực tuyến, nhưng không ít phụ huynh, học sinh vẫn gặp khó khăn, trong đó có những vấn đề về thiết bị học, phương pháp học trực tuyến và cả vấn đề cân bằng tâm lý cho trẻ khi phải ở nhà quá nhiều.

Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?

Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?

VOV.VN - Dù bước sang năm thứ 2 học trực tuyến, nhưng không ít phụ huynh, học sinh vẫn gặp khó khăn, trong đó có những vấn đề về thiết bị học, phương pháp học trực tuyến và cả vấn đề cân bằng tâm lý cho trẻ khi phải ở nhà quá nhiều.

1,5 triệu học sinh tại 26 địa phương đang dạy trực tuyến thiếu máy tính để học
1,5 triệu học sinh tại 26 địa phương đang dạy trực tuyến thiếu máy tính để học

VOV.VN - Hiện có 26/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đang dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, có khoảng 1,5 triệu học sinh tại các địa phương này còn thiếu máy tính để học tập.

1,5 triệu học sinh tại 26 địa phương đang dạy trực tuyến thiếu máy tính để học

1,5 triệu học sinh tại 26 địa phương đang dạy trực tuyến thiếu máy tính để học

VOV.VN - Hiện có 26/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đang dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, có khoảng 1,5 triệu học sinh tại các địa phương này còn thiếu máy tính để học tập.