Cần xác định đúng vị trí của môn Lịch sử trong chương trình phổ thông

VOV.VN -Các nhà sử học cho rằng, môn Lịch sử phải là môn học độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông, không thể chia nhỏ nội dung rồi tích hợp

Có hay không việc tích hợp môn Lịch sử tiếp tục được nhiều người quan tâm, đóng góp ý kiến. Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Lịch sử sẽ được tích hợp với một số môn học khác ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nội dung về giáo dục Lịch sử có phần bắt buộc học sinh phải học và có phần tự chọn, số tiết dạy sẽ được tăng lên. Tuy nhiên các nhà sử học cho rằng, môn Lịch sử phải là môn học độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông, không thể chia nhỏ nội dung rồi tích hợp với các môn học khác như dự thảo.

Nhiều ý kiến các nhà sử học không đồng tình với việc tích hợp môn Lịch sử.

Hầu hết các nhà sử học đều đồng tình về việc phải đổi mới nội dung dạy và học môn Lịch sử trong chương trình phổ thông. Giáo dục lịch sử phải trở nên hấp dẫn, hứng thú với người học chứ không gây áp lực nặng nề cho học sinh như hiện nay. 

Môn Lịch sử được tích hợp ở bậc tiểu học là hoàn toàn đúng về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Vấn đề mà nhiều chuyên gia lịch sử không đồng tình với Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là tích hợp môn Lịch sử với một số môn học khác thành môn học Công dân với Tổ quốc, Khoa học xã hội. Một số nhà khoa học ví von, việc tích hợp môn Lịch sử với các môn học khác đồng nghĩa với việc xóa bỏ môn lịch sử. Bởi lẽ, Lịch sử vốn là môn khoa học có tính toàn diện và hệ thống, dạy lịch sử là dạy cho học sinh về truyền thống dân tộc, về quá trình dựng nước và giữ nước.

Việc tích hợp môn Lịch sử trong môn học Công dân với Tổ quốc hoặc môn Khoa học xã hội là mất đi tên gọi, xóa bỏ tính hệ thống của một môn khoa học cùng vai trò giáo dục toàn diện vốn có của môn học này. Phó Giáo sư Đinh Quang Hải, Viện Trưởng Viện Sử học Việt Nam nói: “Sử học từ lâu đã được khẳng định là môn khoa học, vì vậy chúng ta cần phải đối xử đó là một môn khoa học. Khẳng định phải để môn lịch sử là môn bắt buộc, độc lập, đúng với vị trí vai trò của môn lịch sử trong giáo dục truyền thống yêu nước cũng như giáo dục tinh thần của người công dân. Việc ghép môn Lịch sử theo tôi là sự gán ghép, ghép nối cơ học, thiếu nền tảng khoa học, thiếu thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử”.

Giáo sư Trần Thị Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, ba phân môn được tích hợp trong môn Công dân với Tổ quốc có định hướng khoa học khác nhau, nội dung khác nhau, mục tiêu khác nhau nên rất khó để tích hợp nhuần nhuyễn thành các bài học, hoặc chuyên đề. Nếu tích hợp thì chỉ là sự lắp ghép cơ học ba phân môn này, sẽ rất khó để viết chương trình và tổ chức giảng dạy: “Tôi cho rằng ở trung học cơ sở, bài học mà có thể tích hợp được khoảng 30%. Và rất khó có thể tích hợp được một cách nhuần nhuyễn toàn bộ chương trình. Việc viết chương trình là rất khó, việc thực hiện chương trình còn khó hơn. Những người đưa ra ý tưởng thì chỉ là trên giấy, còn đội ngũ thực hiện là các thầy cô giáo rồi tài liệu sách giáo khoa phổ thông. Nếu như ai đó cho rằng thực tế giáo viên có thể đáp ứng được thì tôi nghĩ rằng ý kiến đó hơi chủ quan và chưa sát với thực tế”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Ban soạn thảo tích hợp Lịch sử với các môn học khác mục tiêu là để đổi mới cách dạy, cách học môn lịch sử, để học sinh hứng thú. Tuy vậy, học sinh không thích học môn lịch sử do kiến thức hàn lâm, nặng nề, trong khi đó lại rất ít ngành nghề liên quan đến môn Lịch sử chứ không phải do không thích lịch sử. Nếu tích hợp theo dự thảo nội dung lịch sử sẽ bị lẫn vào các nội dung khác của môn Khoa học xã hội, hoặc Công dân với Tổ quốc và chỉ còn là môn học chính thức với học sinh chọn phân ban khoa học xã hội. Như vậy dễ dẫn đến nguy cơ lớp trí thức trẻ tương lai sẽ không hiểu hoặc hiểu biết lơ mơ về lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước mình.

Theo Phó Giáo sư Phạm Xanh, nếu môn Lịch sử đứng độc lập, là môn học bắt buộc ở các cấp học thì học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức lịch sử một cách có hệ thống. Tuy nhiên, chương trình lịch sử ở các cấp học sẽ phải thay đổi toàn diện.

Phó Giáo sư Phạm Xanh đề xuất: “Cấp 1 chúng ta lựa chọn những danh nhân Lịch sử Việt Nam và thế giới nổi tiếng nhất, nhưng ở đây không phải là viết tiểu sử danh nhân mà lựa chọn những câu chuyện về đạo đức, sự nghiệp của danh nhân đó. Cấp 2, lựa chọn địa danh lịch sử nổi tiếng Việt Nam và thế giới. Ở đây là cung cấp những hiểu biết đầu tiên về địa danh trong nước và thế giới theo quan điểm lịch sử. Cấp 3, chúng ta biên soạn lịch sử theo tiến trình lịch sử Việt Nam có hệ thống từ cổ cho chí kim. Đối với lịch sử thế giới, lựa chọn những sự kiện lịch sử nổi tiếng ảnh hưởng đến sự vận động của Việt Nam”.

Các nhà sử học cũng mong muốn, ngành Giáo dục- Đào tạo cần xác định lại vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông, để từ đó có hướng đổi mới cách dạy, cách học. Nếu chưa xác định đúng vị trí của môn học này thì việc tích hợp hay để Lịch sử là môn học độc lập cũng không có ý nghĩa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu QH: Thay đổi cách dạy Lịch sử khiến xã hội “xáo trộn tâm can”
Đại biểu QH: Thay đổi cách dạy Lịch sử khiến xã hội “xáo trộn tâm can”

VOV.VN -Đây là cách đặt vấn đề của ĐB Lê Văn Lai với Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận về thay đổi cách dạy môn Lịch sử từ môn độc lập sang tích hợp.

Đại biểu QH: Thay đổi cách dạy Lịch sử khiến xã hội “xáo trộn tâm can”

Đại biểu QH: Thay đổi cách dạy Lịch sử khiến xã hội “xáo trộn tâm can”

VOV.VN -Đây là cách đặt vấn đề của ĐB Lê Văn Lai với Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận về thay đổi cách dạy môn Lịch sử từ môn độc lập sang tích hợp.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói gì về chủ trương “tích hợp” môn Sử?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói gì về chủ trương “tích hợp” môn Sử?

VOV.VN -Bộ trưởng khẳng định không giảm môn Lịch sử, còn vấn đề để riêng môn độc lập hay gắn với các môn khác sẽ tiếp tục được thảo luận.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói gì về chủ trương “tích hợp” môn Sử?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói gì về chủ trương “tích hợp” môn Sử?

VOV.VN -Bộ trưởng khẳng định không giảm môn Lịch sử, còn vấn đề để riêng môn độc lập hay gắn với các môn khác sẽ tiếp tục được thảo luận.

Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử
Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử

VOV.VN- Bộ GD-ĐT nhận thiếu sót là đã trình bày chưa rõ ràng trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm dẫn đến xôn xao dư luận về việc đổi mới môn Lịch sử...

Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử

Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử

VOV.VN- Bộ GD-ĐT nhận thiếu sót là đã trình bày chưa rõ ràng trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm dẫn đến xôn xao dư luận về việc đổi mới môn Lịch sử...

Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn
Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn

VOV.VN -Môn Lịch sử không thể bị ghép nối, chắp vá một cách tùy tiện. Môn học này chỉ có thể đứng độc lập, không thể lồng ghép với môn học khác.

Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn

Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn

VOV.VN -Môn Lịch sử không thể bị ghép nối, chắp vá một cách tùy tiện. Môn học này chỉ có thể đứng độc lập, không thể lồng ghép với môn học khác.