Cô giáo cổ vũ học sinh uống bia, đăng lên mạng có thể bị xử phạt đến 20 triệu đồng

VOV.VN - Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Hà Nội) cho rằng, hành vi ủng hộ, cổ vũ học sinh uống bia, đăng lên mạng xã hội của cô giáo liền một lúc vi phạm nhiều quy định của pháp luật.

Trên mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại hình ảnh hàng chục học sinh lớp 9 tại Thanh Hóa cầm lon bia chúc tụng nhau, chạm cốc với cô giáo. Đáng chú ý, cô giáo lại là người quay lại clip và đăng lên mạng kèm theo chú thích: "Học trò đến chúc Tết nhà cô".

Sau khi lan truyền trên mạng, đoạn clip này nhanh chóng gây chú ý, nhiều ý kiến cho rằng hành động của cô giáo là không phù hợp, cô giáo không những không ngăn cản mà còn ủng hộ việc học sinh uống bia. Hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ việc trên.

Chia sẻ quan điểm về việc này, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Hà Nội) cho rằng, hành vi của cô giáo này liền một lúc vi phạm nhiều quy định của pháp luật, trong đó có vi phạm quy định của Luật trẻ em, Luật phòng chống tác hại rượu bia, Luật an ninh mạng, thậm chí có thể thêm vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm. 

"Điều dễ nhận thấy đầu tiên là hành vi của cô giáo này đã vi phạm điều cấm trong Luật phòng chống tác hại rượu bia, cụ thể là hành vi xúi giục, kích động người khác uống rượu bia, khuyến khích, cho phép người dưới 18 tuổi uống rượu bia. Bởi vậy hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật và có thể bị xử phạt hành chính. 

Cụ thể, Điều 5, Luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau: “Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia...”. Vì vậy hành vi của cô giáo đã vi phạm 2/12 nội dung cấm trong điều năm luật phòng chống tác hại rượu bia", Luật sư Cường cho biết.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, Luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng quy định, trách nhiệm của người lớn đối với phòng chống các tác hại rượu bia là: “Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia; hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia".

Trưởng văn phòng luật Chính Pháp cho rằng, điều bất ngờ ở đây người kích động học sinh uống rượu bia lại là cô giáo: "Luật phòng chống tác hại rượu bia đã lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và được Quốc Hội thông qua năm 2019, có hiệu lực pháp luật hơn một năm nay, nhiều người đã bị xử phạt do vi phạm về rượu bia. Là một giáo viên thì cô giáo hoàn toàn có thể nhận thức được là các cháu chưa đủ 18 tuổi, không được phép uống rượu bia theo Luật phòng chống tác hại rượu bia nhưng cô giáo vẫn kích động, cổ vũ học sinh uống rượu bia, lại  đăng tải công khai lên mạng xã hội như vậy thể hiện ý thức chấp hành pháp luật kém, không gương mẫu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lối sống, sự phát triển hình thành nhân cách của trẻ em, gây ra lo lắng cho các bậc phụ huynh và tạo tâm lý không tốt trong xã hội".

Điều 28 Luật phòng chống tác hại rượu bia quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".

Theo quy định của Luật trẻ em năm 2016, hành vi xúi giục lôi kéo trẻ em thực hiện hành vi trái pháp luật, xúi giục trẻ em sử dụng rượu bia, chất kích kích thích là hành vi cấm quy định tại điều 6 của luật này. 

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, người thân trong gia đình của các em mà còn là trách nhiệm của nhà trường, trong đó giáo viên là một chủ thể quan trọng. Nếu giáo viên không mẫu mực, không hiểu biết pháp luật hoặc cố tình vi phạm pháp luật, tuyên truyền, cổ suý, kích động lối sống bê tha, trụy lạc hoặc coi nhẹ các hành vi về tệ nạn xã hội thì sẽ rất nguy hại đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em. 

Ngoài ra, Luật An ninh mạng cũng quy định nghiêm cấm việc đưa những thông tin trái pháp luật lên mạng xã hội. Bởi vậy hành vi của cô giáo còn vi phạm quy định tại điều 8 của Luật An ninh mạng năm 2018.

Hành vi tập trung đông người, uống rượu bia trong thời điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở một số nơi, một số địa phương, vào những thời điểm nhất định thì hành vi này cũng là hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà hành vi này cũng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi được xác định là vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh.

Đối với hành vi đăng tải thông tin trái pháp luật lên mạng xã hội thì hành vi của cô giáo này sẽ bị xử lý hành chính về hành vi đưa tin trái pháp luật nên mạng xã hội theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện. 

Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì hành vi thiếu gương mẫu, không chấp hành pháp luật, vi phạm quy định về giáo dục, gây tâm lý không tốt trong xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh thì hội đồng kỷ luật của nhà trường sẽ tiến hành các thủ tục để áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức nhà nước vi phạm kỷ luật theo quy định của Luật Viên chức và nghị định về kỷ luật viên chức.

"Với hành vi xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu bia thì cô giáo này sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 30 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/11/2020) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, mức hình phạt có thể đến 1.000.000 đồng. Nếu hành vi là ép buộc người khác uống rượu bia thì mức phạt có thể đến 3.000.000 đồng.

Pháp luật cấm trẻ em, người dưới 18 tuổi uống rượu, bia. Hành vi lôi kéo, xúi giục trẻ em uống rượu bia là không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Bởi vậy hành vi đăng tải, chia sẻ, cung cấp thông tin lên mạng xã hội về việc trẻ em uống rượu bia là hành vi bị cấm. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, với mức phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng", Luật sư Cường cho biết. 

Luật sư này cho rằng, trong vụ việc này, cơ quan chức năng sẽ làm rõ hành vi vi phạm, làm rõ hậu quả xảy ra để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi là lôi kéo, xúi giục người khác uống rượu bia thì có thể phạt đến 1.000.000 đồng. Trường hợp ép buộc người khác uống rượu bia thì có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng. Trường hợp lôi kéo ép buộc trẻ em uống rượu bia dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc gây mất an ninh trật tự thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi đăng tải các thông tin mà pháp luật cấm lên mạng xã hội ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông chứ không đơn giản chỉ là sự phạt hành chính theo điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP nêu trên.

Việc xử phạt hành chính và xử lý kỷ luật đối với cô giáo này ở mức độ như thế nào sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra xác minh của cơ quan chức năng.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, dù bị xử lý như thế nào chăng nữa thì đây cũng sẽ là một bài học đắt giá cho những ai thiếu hiểu biết pháp luật hoặc bất chấp pháp luật vi phạm quyền trẻ em, vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống rượu bia, phòng chống dịch bệnh, vi phạm quy định về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội đòi hỏi phải có nhận thức hiểu biết nhất định đồng thời phải có kĩ năng nhất định để bảo vệ bản thân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tài xế bị phạt 42 triệu đồng, vì dùng ma túy, uống rượu bia
Tài xế bị phạt 42 triệu đồng, vì dùng ma túy, uống rượu bia

VOV.VN - Một tài xế (20 tuổi) dương tính với chất ma túy và nồng độ cồn vượt mức quy định khi lái xe bị xử phạt 42 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng.

Tài xế bị phạt 42 triệu đồng, vì dùng ma túy, uống rượu bia

Tài xế bị phạt 42 triệu đồng, vì dùng ma túy, uống rượu bia

VOV.VN - Một tài xế (20 tuổi) dương tính với chất ma túy và nồng độ cồn vượt mức quy định khi lái xe bị xử phạt 42 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng.

Phạt sếp để nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc: Ai giám sát, ai phạt?
Phạt sếp để nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc: Ai giám sát, ai phạt?

VOV.VN - Mặc dù rất đồng tình nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi và việc thực thi quy định này trong Nghị định 117.

Phạt sếp để nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc: Ai giám sát, ai phạt?

Phạt sếp để nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc: Ai giám sát, ai phạt?

VOV.VN - Mặc dù rất đồng tình nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi và việc thực thi quy định này trong Nghị định 117.

Phạt nặng người ép người khác uống rượu bia liệu có khả thi?
Phạt nặng người ép người khác uống rượu bia liệu có khả thi?

VOV.VN - Dù rất đồng tình ủng hộ việc xử phạt người ép uống rượu, bia, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi của Nghị định này.

Phạt nặng người ép người khác uống rượu bia liệu có khả thi?

Phạt nặng người ép người khác uống rượu bia liệu có khả thi?

VOV.VN - Dù rất đồng tình ủng hộ việc xử phạt người ép uống rượu, bia, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi của Nghị định này.

Phạt tiền người ép uống rượu bia: Khó chứng minh hành vi vi phạm 
Phạt tiền người ép uống rượu bia: Khó chứng minh hành vi vi phạm 

VOV.VN - Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị xử phạt 1-3 triệu đồng.

Phạt tiền người ép uống rượu bia: Khó chứng minh hành vi vi phạm 

Phạt tiền người ép uống rượu bia: Khó chứng minh hành vi vi phạm 

VOV.VN - Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị xử phạt 1-3 triệu đồng.